Nội dung bài viết: I. Thế nào là vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải? II. Phương tiện vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải 1. Một số mặt hàng Quá khổ Quá tải thường được vận chuyển 2. Các phương tiện vận chuyển 2.1 Phương tiện vận chuyển nội địa 2.2 Phương tiện vận chuyển quốc tế III. Các lưu ý về việc chở hàng Quá khổ Quá tải 1. Quy định khi lưu hành xe Quá khổ Quá tải, xe vận chuyển hàng Siêu trường Siêu trọng 2. Một số lưu ý khác IV. Nguyên nhân và hậu quả nếu vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải không đúng quy định 1. Một số nguyên nhân dẫn đến thất bại trong việc tổ chức phương án và vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải 2. Hậu quả V. Các giải pháp cho việc vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải VI. Quy trình tiếp nhận đơn hàng dự án/ hàng Quá khổ Quá tải của H-Cargo
I. Thế nào là vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải?
H-Cargo Logistics - Vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải là một trong những dịch vụ vận chuyển khó nhất, đòi hỏi các bên tham gia phải có nhiều năm kinh nghiệm và sự điều phối chặt chẽ trong suốt quá trình vận chuyển. H-Cargo Logistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hàng này.
Vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải (hàng Siêu trường Siêu trọng) là chở các mặt hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá mức cho phép của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam quy định, các mặt hàng này thường không thể chia nhỏ hoặc tháo rời phải vận chuyển nguyên trạng.
Quy định về hàng Quá khổ Quá tải (hàng Siêu trường Siêu trọng):
Đối với hàng Quá khổ (hàng Siêu trường): Là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận tải có một trong các kích như sau:
Chiều dài lớn hơn 20 mét.
Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét.
Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.
Đối với hàng Quá tải (hàng Siêu trọng): Là hàng hóa không thể tháo rời, có trọng lượng trên 32 tấn.
⇒ Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển, chúng ta cần tìm kiếm một loại xe chuyên dụng phù hợp với mặt hàng cần chuyên chở.
II. Phương tiện vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải
1. Một số mặt hàng Quá khổ Quá tải thường được vận chuyển
Thép: Thép tấm, thép hình, dầm thép, thép cuộn,…
Máy móc: Máy cán tôn, máy ép, máy nghiền đá, máy nhuộm, máy dệt,…
Các loại xe cơ giới: Xe cẩu bánh xích, xe cẩu bánh lốp, xe lu, xe đào, xe xúc,…
Các loại hàng thiết bị công trình: Xe ben, cẩu tháp, trục dầm,…
Một số mặt hàng khác: Nồi hơi, tháp gió, thiết bị dầu khí,…
=> Với đa dạng các mặt hàng Quá khổ Quá tải kể trên, việc tìm kiếm 1 phương tiện vận chuyển phù hợp và an toàn là vấn đề mà các đơn vị Chủ hàng rất quan tâm.
2. Các phương tiện vận chuyển
2.1 Phương tiện vận chuyển nội địa
Mooc rút chở hàng Quá khổ Quá tải
Mooc thuỷ lực (trailer) chở hàng Quá khổ Quá tải
Mooc lùn kết hợp với ca nông chở hàng Quá khổ Quá tải
Sà lan chở hàng Quá khổ Quá tải
Pontoon chở hàng Quá khổ Quá tải
Tàu rời nội địa chở hàng Quá khổ Quá tải
2.2 Phương tiện vận chuyển quốc tế
Tàu container chở hàng Quá khổ Quá tải
Tàu rời chở hàng Quá khổ Quá tải
Tàu RO/RO chở hàng Quá khổ Quá tải
Pontoon chở hàng Quá khổ Quá tải
III. Các lưu ý về việc chở hàng Quá khổ Quá tải
a. Lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ (trích Điều 11 thông tư 46/2015/TT-BGTVT)
Việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.
Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.
Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.
b. Lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ (trích Điều 14 thông tư 46/2015/TT-BGTVT)
Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ phải thực hiện theo các quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
Các trường hợp phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống:
Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét.
Tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.
Các trường hợp phải khảo sát đường bộ:
Khi xếp hàng lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài như sau: chiều rộng lớn hơn 3,75 mét hoặc chiều cao lớn hơn 4,75 mét hoặc chiều dài lớn hơn 20 mét đối với đường cấp IV trở xuống; hoặc lớn hơn 30 mét đối với đường cấp III trở lên;
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ.
2. Một số lưu ý khác
a. Đối với tài xế và phương tiện vận chuyển
Tài xế phải có sức khỏe tốt, đồng thời am hiểu và thông thạo các tuyến đường.
Tài xế cần chấp hành đầy đủ luật nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối khi tham gia lưu thông và tránh gây tổn hại đến các công trình đường bộ khi vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải.
Các loại xe vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải phải được đăng kiểm và kiểm định theo đúng định kỳ quy định.
Xe vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải phải có giấy phép lưu hành theo quy định cho từng loại xe, đồng thời cần phải tuân thủ đầy đủ những quy định trong giấy phép lưu hành xe.
b. Đối với hàng hoá
Về cách sắp xếp: hàng hóa cần được sắp xếp tương thích với phương tiện chuyên chở. Cần chèn, buộc, lót, kê,... hàng hóa thật chắc chắn nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó, cần sử dụng cẩu đúng tải trọng hàng hóa khi lên xuống hàng.
Về an toàn hàng hóa: hàng hóa cần được tài xế kiểm tra thường xuyên xuyên suốt quá trình vận chuyển, đặc biệt là những dây xích chằng buộc, tăng đơ hàng hóa,...
c. Đối với tuyến đường vận chuyển
Địa điểm giao nhận hàng là nơi xe lớn có thể đi vào được, không ảnh hưởng đến đường xá, dây điện, cây cối, nhà cửa xung quanh,…
Trường hợp các rơ moóc kiểu module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng Siêu trường Siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.
IV. Nguyên nhân và hậu quả nếu vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải không đúng quy định
1. Một số nguyên nhân dẫn đến thất bại trong việc tổ chức phương án và vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải
Phương tiện vận tải không có giấy phép vận tải hàng Quá khổ Quá tải phù hợp với mặt hàng và tuyến đường cần chuyên chở
Phương tiện vận tải không được bảo dưỡng định kỳ/ kiểm tra kỹ thuật trước khi đưa vào thực hiện việc vận chuyển
Tài xế thiếu kinh nghiệm trong việc chuyên chở những mặt hàng đặc thù, thiếu kinh nghiệm về lộ trình vận chuyển
Không thực hiện việc khảo sát hàng hoá, khảo sát tuyến đường trước khi vận chuyển
Các bên tham gia vận chuyển truyền đạt thông tin sai lệch về lô hàng, như thời gian nhận hàng, kích thước và trọng lượng kiện hàng,…
…
2. Hậu quả
Không giao nhận hàng hoá đúng thời gian, gây phát sinh các chi phí như: phí lưu bãi tại cảng, neo xe, công nhân, gia cố sửa chữa đường/ tài sản công cộng, đổi phương án vận chuyển,…
Có thể gây tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển, gây tổn thất người và tài sản công cộng,…
Ảnh hướng đến tiến độ của dự án/ công trình/ sản xuất… ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, gây thiệt hại về mặt sản xuất và bán hàng
V. Các giải pháp cho việc vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải
Tiếp nhận và truyền đạt thông tin đúng, đủ và kịp thời giữa các bên liên quan
Khảo sát thực tế hàng hoá/ tuyến đường vận chuyển trước khi tổ chức vận chuyển hàng hoá
Lên các phương án sơ bộ, đánh giá rủi ro tiềm ẩn cho từng phương án, lập phương án dự phòng,…
Đào tạo đội ngũ chuyên nghiệp, kỷ luật cao trong quá trình tổ chức vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải
Kiểm tra và bảo trì phương tiện/ thiết bị định kỳ
Lên phương án cho việc mua bảo hiểm hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển
Phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương để tổ chức thực hiện việc vận chuyển hàng Quá khổ Quá tải theo đúng quy định của pháp luật
VI. Quy trình tiếp nhận đơn hàng dự án/ hàng Quá khổ Quá tải của H-Cargo
Để thực hiện được công việc này, quy trình tiếp nhận và vận chuyển hàng dự án/ hàng Quá khổ Quá tải phải được thực hiện một cách chuẩn xác, chặt chẽ và khoa học. Vì vậy, H-Cargo xin chia sẻ quy trình tiếp nhận và vận chuyển hàng dự án, từ khâu tiếp nhận, kiểm tra hàng hóa, đến khâu tổ chức việc vận chuyển hàng dự án như sau:
Tiếp nhận yêu cầu - Tư vấn cho Khách hàng
Lên phương án sơ bộ/ Khảo sát sơ bộ
Báo giá/ Đấu thầu
Ký kết hợp đồng
Khảo sát lô hàng thực tế
Chốt phương án - Kế hoạch làm hàng
Tiến hành làm hàng
Báo cáo kết quả
Nghiệm thu
Chốt file
Đây là tất cả thông tin mà H-Cargo muốn chia sẻ. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về vận chuyển quá khổ quá tải. Nếu quý doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ về thông tin, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Thông tin liên hệ: Mr. Jack Tran - Sales Manager Phone: +84 888 909 186 Email: jack.tran@hcargovn.com
Comments