Nội dung: I. Định nghĩa vận chuyển hàng dự án bằng đường biển II. Các hình thức vận chuyển hàng dự án bằng đường biển 1. Vận chuyển bằng tàu container 2. Vận chuyển bằng tàu RO/RO 3. Vận chuyển hàng dự án bằng tàu rời III. Phân biệt phương thức vận chuyển bằng tàu chợ và thuê tàu chuyến IV. Hệ thống cảng biển tại Việt Nam V. Các hãng tàu vận chuyển container lớn trên thế giới VI. Phân loại giá cước vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển VII. Nên vận chuyển hàng dự án đường biển những mặt hàng nào?
Vận chuyển hàng dự án bằng đường biển là một trong những hình thức vận tải hàng hóa xuất hiện sớm nhất, đến nay vẫn phát triển cực kỳ mạnh mẽ và có nhiều đóng góp trong việc phát triển thương mại - kinh tế toàn cầu.
I. Định nghĩa vận chuyển hàng dự án bằng đường biển
Vận chuyển hàng dự án bằng đường biển, hay vận tải đường biển, là hình thức vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển và sử dụng cơ sở vật chất như tàu thuyền, cảng biển, cảng trung chuyển. Tùy vào kích cỡ, loại hàng hóa mà người ta sẽ cần sử dụng thêm phương tiện xếp/tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu…. cũng như quy mô tàu, thuyền khác nhau.
Vận chuyển dự án bằng đường biển thích hợp sử dụng cho các loại hàng có trọng tải lớn cần giao thương quốc tế, hoặc hàng nội địa nhưng đến địa phương có cảng để tàu cập bến.
Việt Nam có đường bờ biển dài, rất thích hợp để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ.
II. Các hình thức vận chuyển hàng dự án bằng đường biển
Có 3 hình thức vận chuyển hàng dự án bằng đường biển chính, bao gồm:
1. Vận chuyển bằng tàu container
Hình thức vận chuyển này sử dụng các container làm đơn vị đóng gói và vận chuyển hàng hóa. Các container có kích thước chuẩn, chuyển giao từ phương tiện này sang phương tiện khác mà không cần tháo dỡ kiểm tra hoặc thay đổi hàng hóa bên trong.
Vận chuyển bằng tàu container giúp đơn giản hóa quá trình đóng gói - xếp dỡ hàng hóa, bảo vệ hàng tránh được các yếu tố tác động từ thời tiết bên ngoài. Container cũng giúp tối ưu hóa việc sử dụng không gian trên tàu biển, làm tăng khả năng vận chuyển lượng hàng lớn một cách hiệu quả. Hơn nữa, container được đánh số và mã hóa theo hệ thống, giúp dễ theo dõi, quản lý và tra cứu hơn.
2. Vận chuyển bằng tàu RO/RO
Vận chuyển bằng tàu RO/RO tức là sử dụng thiết bị mà hàng hóa có thể được lăn lên - lăn xuống từ tàu một cách tiện lợi. Hình thức này thường được sử dụng để vận chuyển các mặt hàng như ô tô, xe tải, máy xúc… loại hàng hóa có thể tự di động được.
Hàng hóa hoặc phương tiện được lái lên tàu thông qua cầu lên/xuống, sau đó chúng được di chuyển vào các khoang chứa hoặc các không gian cố định trên tàu. Khi tàu đến cảng đích, hàng hóa hoặc phương tiện có thể được lăn xuống tàu một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Vận chuyển bằng tàu RO/RO tiết kiệm thời gian, thuận tiện, linh hoạt, an toàn, có chi phí thấp hơn các phương thức vận chuyển khác, đặc biệt là hạn chế được nguy cơ hư hỏng, tổn thất của hàng hóa.
3. Vận chuyển hàng dự án bằng tàu rời
Vận chuyển bằng tàu rời là một phương thức vận chuyển truyền thống, hàng hóa không được đóng gói trong container mà được tải lên tàu bằng các thiết bị nâng và cẩu trên tàu. Hình thức này áp dụng cho các loại máy móc công nghiệp lớn, thiết bị xây dựng, vật liệu xây dựng, hàng hóa cồng kềnh, hàng lạnh hoặc hàng nguy hiểm. Vận chuyển bằng tàu rời thường mất thời gian và công sức hơn so với vận chuyển bằng container.
III. Phân biệt phương thức vận chuyển bằng tàu chợ và thuê tàu chuyến
Vận chuyển bằng tàu chợ và thuê tàu chuyến là hai phương thức vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, khác nhau ở vài điểm cụ thể như sau:
Tàu chợ thường không hoạt động theo lịch trình hay tuyến đường cố định, nó có thể được thuê bởi bất kỳ ai có nhu cầu gửi hàng hóa. Tàu chợ thường tìm khách ở các cảng, thỏa thuận trực tiếp với người gửi hàng hoặc bên môi giới. Chủ tàu và người gửi hàng có thể thương lượng giá cả dựa trên quãng đường đi, loại hàng, thời gian, điều kiện thị trường….
Thuê tàu chuyến ngược lại với tàu chợ, hoạt động với thời gian và hải trình cố định. Người thuê có thể thuê toàn bộ hoặc một phần của tàu. Thuê toàn bộ tàu thì có quyền quyết định về tuyến đường, thời gian… còn thuê một phần tàu thì chỉ có trách nhiệm với phần không gian tàu đã thuê. Giá cả đã được quy định rõ ràng trong hợp đồng thuê tàu, không thương lượng.
IV. Hệ thống cảng biển tại Việt Nam
Các cảng biển chính của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm: Cảng Hải Phòng (Hải Phòng), cảng Cát Lái (TP.HCM) cảng Cái Lân (Quảng Ninh), cảng Quy Nhơn (Bình Định), cảng Đà Nẵng (Đà Nẵng), cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh), cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) và cảng Nha Trang (Khánh Hòa). Đây đều là cảng lớn của mỗi vùng miền, phục vụ cho hoạt đồng xuất nhập khẩu và du lịch.
Trong đó có các cảng lớn đóng vai trò quan trọng trong giao thương nội địa và quốc tế như: Cảng Hải Phòng, cảng Cẩm Phả, Cát Lái ở Sài Gòn, cảng Đà Nẵng…
V. Các hãng tàu vận chuyển container lớn trên thế giới
Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa, hơn phân nửa số lượng hàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng tàu biển, kéo theo sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các hãng tàu vận chuyển container lớn trên thế giới. Đó là:
MSC - Công ty Vận tải biển Địa Trung Hải S.A. được thành lập từ năm 1970, trụ sở chính ở Thụy Sĩ. MSC có khoảng 650 tàu. Năm 2022,, MSC vươn lên dẫn đầu, trở thành hãng tàu có sức chứa hàng hóa lớn nhất thế giới. Tổng tải đạt tới 4.3 triệu đơn vị TEU.
Maersk Line - Công ty vận tải container quốc tế của Đan Mạch, ra đời từ năm 1904, nhiều năm liền đứng ở vị trí đầu bằng về sức chứa hàng hóa lớn nhất thế giới. Hãng đang có khoảng 750 tàu.
CMA – CGM - Công ty vận chuyển của Pháp có đội tàu hoạt động ở hơn 400 cảng trên 150 quốc gia, khoảng 568 tàu, tổng tải vào khoảng 3.2 triệu đơn vị TEU.
COSCO - Tập đoàn Vận tải biển Trung Quốc, thuộc sở hữu của Nhà nước, trụ sở chính nằm ở Tây Thành, Bắc Kinh. Đội tàu gồm 480 tàu Container, hoạt động trên 40 quốc gia, tổng tải hàng hóa đạt tới gần 3 triệu đơn TEU.
Hapag - Lloyd - Công ty vận tải container và hàng hải quốc tế của Đức, được thành lập năm 1970, hiện đang vận hành 250 tàu với tổng tải hàng hóa đạt gần 1.8 triệu đơn vị TEU.
ONE - Ocean Network Express Holdings, Ltd. - thành lập ở Nhật Bản nhưng trụ sở chính ở Singapore. Tàu của hãng này hoạt động chủ yếu ở Châu Á, Phi và Mĩ Latinh, liên minh có 209 tàu container, sức chứa khoảng 1,6 triệu đơn vị TEU.
Evergreen - hãng tàu Đài Loan thành lập từ năm 1968, hiện đang có khoảng 204 tàu container với sức chứa tầm 1.5 triệu đơn vị TEU.
HMM - Hyundai Merchant Marine có trụ sở tại Hàn Quốc. Đây là công ty vận tải chiếm thị phần lớn nhất trong hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc. Hiện có 75 tàu với tổng tải đạt hơn 800 nghìn đơn vị TEU.
VI. Phân loại giá cước vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển
Giá cước vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển có thể được phân loại theo nhiều yếu tố khác nhau, dưới đây là một số phân loại chính:
Giá cước cho hàng thường
Giá cước cho hàng lạnh
Giá cước cho hàng nguy hiểm
Giá cước cho hàng quá khổ quá tải
VII. Nên vận chuyển hàng dự án đường biển những mặt hàng nào?
Vận chuyển bằng đường biển là cách phù hợp cho nhiều loại hàng hóa, nhất là hàng hóa có khối lượng lớn, số lượng nhiều hoặc là mặt hàng không cần gấp. Ví dụ như:
Các mặt hàng đóng gói trong container, vừa lớn vừa nặng, di chuyển cồng kềnh
Những mặt hàng nguyên liệu như than, quặng sắt, dầu thô,…
Vận chuyển các mặt hàng ô tô, mô tô, phương tiện giao thông…
Thực phẩm đông lạnh được vận chuyển bằng đường biển trong các container chuyên dụng để duy trì nhiệt độ ổn định.
Hàng tiêu dùng và hàng hóa điện tử vận chuyển bằng đường biển để giảm chi phí vận chuyển.
Hàng hóa dễ cháy nổ như hóa chất, phân bón, và các sản phẩm nguy hiểm…
Trên đây là vài thông tin về hình thức vận chuyển hàng dự án bằng đường biển và quy trình diễn ra của một lần vận tải hàng hóa. Doanh nghiệp/cá nhân có thể tìm hiểu kỹ càng trước khi muốn đăng ký vận chuyển mặt hàng của mình.
Khách hàng nên chọn các công ty logistics hỗ trợ vì có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, am hiểu về các quy trình, thủ tục và luật pháp liên quan. Họ có mạng lưới đối tác rộng khắp, giúp tối ưu hóa các tuyến đường vận chuyển, có thể cung cấp giải pháp vận chuyển hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất cho khách hàng.
Bài viết liên quan:
- Có bao nhiêu phương thức vận chuyển đang phổ biến hiện nay?
- Vận chuyển máy móc thiết bị xây dựng
Nếu quý khách hàng cần tư vấn về dịch vụ vận chuyển quốc tế, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Thông tin liên hệ: Mr. Jack Tran - Sales Manager Phone: +84 888 909 186 Email: jack.tran@hcargovn.com
Thực sự ấn tượng với cách người viết content phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, giúp độc giả có cái nhìn tổng quan và đa chiều luôn ạ.
Tôi rất cảm kích sự nỗ lực của tác giả trong việc tạo ra một bài viết thông tin và hữu ích về hoạt động vận chuyển hàng dự án bằng đường biển
Những thông tin trong bài viết là những thông tin được cập nhật mới nhất, tôi rất biết ơn vì điều này.
Bài viết này thông tin quá đầy đủ, xin cảm ơn người viết.