top of page
Các hình thức

Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và nhận được nhiều giá trị hơn!

giấy tờ
Post: Blog2_Post

Thủ tục xuất khẩu trái cây sấy khô - Hướng dẫn chi tiết

Đã cập nhật: 9 thg 3

I. Tình hình xuất khẩu trái cây sấy khô hiện nay

Việt Nam hiện đang nổi lên với những ưu thế vô cùng tích cực trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây sấy, nhờ vào sự kết hợp của nhiều yếu tố quan trọng. Diện tích trồng rộng lớn và đa dạng, kèm theo việc trồng nhiều loại cây trái quanh năm như thanh long, dứa, xoài, chuối, đu đủ, nhãn, chôm chôm, đặt nền móng cho một nguồn nguyên liệu đa dạng và ổn định.

Công nghệ sấy trái cây ngày càng hiện đại và tiên tiến, đặc biệt với sự tiến bộ đáng kể trong 4 loại công nghệ chính như sấy nhiệt và sấy lạnh. Sự tiên tiến này không chỉ giúp bảo quản được hương vị tốt nhất mà còn duy trì được chất dinh dưỡng và màu sắc tự nhiên của trái cây, làm tăng giá trị gia công và thị trường xuất khẩu.

Trái cây sấy khô được xem là giải pháp lưu trữ lâu dài và đã trở thành xu hướng tiêu thụ phổ biến trên thị trường thế giới. Thị trường tiêu thụ trái cây sấy khô ở Mỹ, Châu Âu và các quốc gia châu Á đang ngày càng mở rộng, mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam.

Tuy nhiên, để tham gia hiệu quả vào thị trường này, các doanh nghiệp cần nắm vững quy trình và thủ tục xuất khẩu. H-Cargo Logistics, với sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết mọi thách thức về thủ tục xuất khẩu trái cây sấy khô, đồng thời nắm bắt cơ hội để Việt Nam có thể mở rộng thị trường và củng cố vị thế xuất khẩu trên bản đồ quốc tế.


thủ tục xuất khẩu trái cây sấy
(thu tuc xuat khau trai cay say kho)

II. Thủ tục xuất khẩu trái cây sấy khô


1. Chính sách xuất khẩu

Các sản phẩm thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, quy định về xuất nhập khẩu thực phẩm qua biên giới và cửa khẩu thường được thiết lập khá nghiêm ngặt. Việc xuất khẩu trái cây sấy khô sang thị trường khác cũng không phải là ngoại lệ. Để đảm bảo tuân thủ, bạn cần am hiểu về từng đầu mục cụ thể trong các thông tư và văn bản liên quan đến thực phẩm khi làm thủ tục xuất khẩu trái cây sấy khô.

  • Điều 9 và Điều 10 của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn về hồ sơ và trình tự kiểm dịch thực vật xuất khẩu có quy định chi tiết về các thủ tục cần thiết.

  • Chương 2 của Quyết định 10/2010/QĐ-TTg hướng dẫn về giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hóa xuất khẩu cung cấp tt về các quy định liên quan. Mặc dù giấy này không được yêu cầu bởi hải quan, nhưng nếu đối tác nước ngoài đề xuất yêu cầu giấy CFS, doanh nghiệp có thể tuân thủ theo hướng dẫn của quyết định này.

  • Khoản 1 của Điều 5 trong Thông tư 39/2018/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu cũng cung cấp hướng dẫn chi tiết về quy trình thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu.

*Yêu cầu về các giấy tờ liên quan (Theo yêu cầu của nhà nhập khẩu):

  1. Kiểm dịch thực vật: Đối với trái cây sấy khô xuất khẩu, việc kiểm dịch chất lượng phải được thực hiện bởi đơn vị có thẩm quyền, tuân theo các yêu cầu của bến nhập khẩu. Thông thường, giấy kiểm dịch thực vật này sẽ được cấp phép bởi cơ quan kiểm dịch thuộc Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

  2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: Trong quá trình xuất khẩu trái cây sấy khô, quan trọng là phải đảm bảo đạt các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm.

  3. Giấy phép lưu hành sản phẩm tự do (CFS): Doanh nghiệp xuất khẩu trái cây sấy khô cần được trang bị giấy chứng nhận lưu hành tự do, hay CFS, nhằm xác nhận rằng sản phẩm hàng hóa của họ được phép lưu hành tự do tại quốc gia xuất khẩu.

Trái cây sấy khô không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Do đó, đơn vị có thể xuất khẩu trái cây sấy khô bình thường. Về cơ bản, thủ tục hải quan xuất khẩu trái cây sấy khô cũng sẽ tương tự như các loại hàng hóa thông thường.


2. Quy định về nhãn mác

Bao bì và nhãn mác của trái cây sấy khô cần ghi đầy đủ các thông tin (bằng cả tiếng Anh, tiếng của nước XK hoặc NK) quan trọng như:

  • Đơn vị sản xuất

  • NSX/ hạn sử dụng của trái cây sấy khô

  • Nguồn gốc xuất xứ

  • Thành phần sản phẩm

  • Thong tin khác

Điều này giúp đảm bảo rằng người tiêu dùng có đầy đủ thông tin cần thiết về sản phẩm, từ về xuất xứ đến cách sử dụng và các yếu tố khác quan trọng.


3. Mã HS và thuế xuất khẩu

Mã HS của trái cây sấy khô là 0813

(để xác định chính xác hs code cho từng mặt hàng, hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất)

Thuế xuất khẩu 0% Thuế giá trị gia tăng (VAT) 0%


4. Bộ hồ sơ hải quan khi xuất khẩu trái cây sấy khô

Vì trái cây sấy khô không thuộc danh mục hàng hóa được quản lý chuyên ngành hoặc yêu cầu giấy phép, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy trình thông thường.

Hồ sơ hải quan cho việc xuất khẩu trái cây sấy khô sẽ tuân theo quy định tại khoản 5 của Điều 1 trong Thông tư 39/2018/TT-BTC (đã được sửa đổi theo Điều 16 của Thông tư 38/2015/TT-BTC).

Bộ hồ sơ bao gồm:

  1. Tờ khai hải quan

  2. Hợp đồng thương mại (sales contract)

  3. Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)

  4. Hoá đơn thương mại (commercial invoice)

  5. Vận đơn đường biển (bill of lading)

  6. Phiếu đóng gói hàng hoá (packing list)

  7. Các chứng từ, giấy phép khác (nếu có)

Chú ý: Ngoài ra, Quý Doanh nghiệp nên tham khảo chính sách quản lý hàng hóa tại nước nhập khẩu để có cái nhìn chi tiết và yêu cầu đối với mặt hàng này. Điều này giúp bạn chuẩn bị và bổ sung các chứng từ phù hợp trước khi thực hiện quy trình xuất khẩu một cách thuận lợi.

*Các giấy tờ khác nếu người nhập khẩu yêu cầu gồm:


1.Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O):

Chứng nhận xuất xứ không phải là một yếu tố bắt buộc trong quá trình thực hiện thủ tục thông quan cho lô hàng, nhưng nó mang lại nhiều lợi ích đặc biệt khi giao dịch trên các thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Mặc dù không là yêu cầu bắt buộc, nhưng người mua hàng có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi.

Chẳng hạn, nếu xuất khẩu sang thị trường ASEAN, mẫu chứng nhận xuất xứ sẽ là mẫu D (Certificate of Origin Form D); thị trường Trung Quốc sử dụng mẫu E, thị trường Mỹ sử dụng mẫu B, và còn nhiều mẫu khác tùy thuộc vào quy định của từng thị trường cụ thể.

Bộ hồ sơ để xin cấp Chứng nhận Xuất xứ bao gồm:

  • Hóa đơn vận chuyển (Bill Of Lading),

  • Hóa đơn bán hàng (Invoice),

  • Danh sách hàng đóng gói (Packing List),

  • Tờ khai xuất khẩu thông quan.

Ngoài ra, cần cung cấp thông tin về định mức sản xuất và quy trình SX của sản phẩm, cũng như đầu vào nguyên vật liệu (gồm tờ khai nhập khẩu, hóa đơn mua nguyên vật liệu, và bảng kê thu mua) để chứng minh nguồn gốc và quá trình sản xuat của hàng hóa.


2.Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là một văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm hoặc hàng hóa. CFS chứng nhận rằng sản phẩm hoặc hàng hóa đã được san xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Việc xin giấy chứng nhận lưu hành tự do cho lô hàng xuất khẩu tinh bột sắn tuân theo Quyết định 10/2010/QĐ-TTg, quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

Hồ sơ yêu cầu giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS):

  • Văn bản đề nghị cấp CFS, nêu rõ về tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), và nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, có thể thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

  • Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên và địa chỉ của cơ sở, cũng như các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.

  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa, bao bì, hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.


Đơn xin cấp CFS
(don xin cap CFS)

3.Giấy chứng nhận y tế - Health Certificate (HC): Giấy chứng nhận y tế, còn được gọi là Health Certificate và viết tắt là HC, được cấp cho sản phẩm trái cây sấy khô theo yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân. Quá trình xin giấy chứng nhận y tế cho sản phẩm tinh bột sắn dựa trên Thông tư 52/2015/TT-BYT, quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và quy trình cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế (HC):

  • Đơn đề nghị cấp HC theo mẫu được quy định trong Phụ lục 08 kèm theo Thông tư này.

  • Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng trong lô hàng xuất khẩu, bao gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật). Thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).

  • Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức hoặc cá nhân).

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trong trường hợp cần thiết) hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức hoặc cá nhân).



Đơn xin cấp HC
(Don xin cap HC)

4.Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certification): Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là một tài liệu quan trọng trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là trong việc đảm bảo an toàn về mặt thực vật. Kiểm dịch thực vật được thực hiện bởi các cơ quan quản lý của Nhà nước và các đơn vị chức năng, nhằm ngăn chặn sự lây lan của các loài sâu bệnh, vi sinh vật có hại và cỏ dại nguy hiểm. Giống như một giấy phép thông hành, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho hàng hóa xuất khẩu đảm bảo rằng chúng đáp ứng đủ điều kiện để được chuyển ra nước ngoài.

Hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch thực vật:

  • Giấy đăng kí kiểm dịch thực vật (theo mẫu).

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa.

  • Vận đơn, Invoice, Packing List.

  • Giấy ủy quyền của nhà sản xuất.

  • Mẫu của lô hàng cần kiểm dịch thực vật.


Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật
(Giay dang ky KDTV)

5. Thủ tục xuất khẩu trái cây sấy khô

Các bước thực hiện thủ tục xuất khẩu trái cây sấy như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan

Chuẩn bị hồ sơ hải quan theo quy định (bao gồm những giấy tờ như H-Cargo đã nói ở trên)

Bước 2: Đăng ký khai hải quan tại

  • Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở/ CSSX.

  • Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu.

  • Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng.

Bước 3: Cơ quan hải quan kiểm tra tờ khai hải quan

  • Nếu sản phẩm/ lô hàng không đáp ứng được đủ các điều kiện, cơ quan hải quan sẽ từ chối đăng ký tờ khai hải quan và cung cấp lý do cho người khai hải quan.

  • Nếu khai trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan có trách nhiệm kiểm tra kỹ các điều kiện đăng ký trong tờ khai và các giấy tờ khác trong hồ sơ hải quan.

Bước 4: Phân luồng tờ khai

Đối với tờ khai hải quan điện tử, quyết định về việc phân luồng tờ khai và thông báo được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong những hình thức sau:

1.Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan (luồng Xanh):

Hồ sơ tờ khai hải quan được chấp nhận mà không yêu cầu thêm thông tin hoặc kiểm tra ngoại trừ các điều kiện thông thường.

2.Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan (luồng Vàng):

Các chứng từ liên quan đến hồ sơ hải quan, do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình, sẽ được kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. 3.Kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở kiểm tra chứng từ (luồng Đỏ):

Quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ được thực hiện dựa trên việc kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình, trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Điều này giúp tổ chức quản lý và xử lý thông tin liên quan đến tờ khai hải quan điện tử một cách hiệu quả, tuân thủ theo quy trình và đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.

Bước 5: Thông quan trái cây sấy khô

Các thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu trái cây sấy khô cơ bản tương tự như các mặt hàng thương mại khác. Tuy nhiên, do trái cây sấy khô là hàng thực phẩm, doanh nghiệp cần lưu ý về các giấy tờ kiểm định chất lượng trước khi xuất khẩu trái cây sấy khô ra nước ngoài.

Đây là 5 bước thực hiện xuất khẩu trái cây sấy khô mà chúng tôi muốn chia sẻ với Quý vị để tham khảo. Nếu thông tin này hữu ích, Quý vị có thể chia sẻ với bạn bè. Nếu có điểm nào cần điều chỉnh, chúng tôi rất mong nhận được phản hồi từ Quý vị để có thể hoàn thiện bài viết.

Nội dung liên quan:
- Thủ tục xuất khẩu tinh bột sắn (mì)
- Thủ tục xuất khẩu quế hồi - Cơ hội cho các doanh nghiệp

III. Kết luận

Trên đây là toàn bộ quy trình tiến hành thủ tục xuất khẩu trái cây sấy khô. Hy vọng rằng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích mà các bạn đang quan tâm. Đối với mọi thắc mắc hoặc yêu cầu báo giá dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu và vận chuyển tinh trái cây sấy, các bạn vui lòng liên hệ qua hotline hoặc email của chúng tôi để được tư vấn.

Ngoài thủ tục xuất khẩu trái cây sấy khô, để cập nhật thông tin mới nhất về lịch tàu từ Việt Nam đi các quốc gia trên thế giới, hoặc kiến thức về Xuất Nhập Khẩu, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi.


(Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu trái cây sấy khô)


Liên hệ để được tư vấn miễn phí: Mr. Kate Cu - Marketing Department Email: kate.cu@hcargovn.com Hotline/Zalo/Whatsapp: +84 39 266 3325 WechatID: katecu1102

Commentaires

Noté 0 étoile sur 5.
Pas encore de note

Ajouter une note
bottom of page