top of page
Các hình thức

Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và nhận được nhiều giá trị hơn!

giấy tờ
Post: Blog2_Post

Thủ tục xuất khẩu chanh dây - Lưu ý quan trọng

Đã cập nhật: 18 thg 6, 2024

I. Thủ tục xuất khẩu chanh dây

Chanh dây đã thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp lớn với hướng phát triển chủ yếu là xuất khẩu. Các doanh nghiệp này đã đầu tư vào nghiên cứu giống cây, hệ thống kho lạnh và nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến, góp phần vào việc xây dựng thương hiệu và phát triển ngành hàng này. Giá trị xuất khẩu chanh dây của Việt Nam đã tăng từ 19,5 triệu USD vào năm 2015 lên khoảng 70 triệu USD/năm hiện nay. Chanh leo được tiêu thụ ở nhiều hình thức khác nhau, như quả tươi, sơ chế và chế biến, trong đó sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là dạng dịch quả sơ chế cấp đông. Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Đông, …Vậy cách làm thủ tục xuất khẩu chanh dây này như thế nào? Phải xin giấy phép xuất khẩu không? Quy trình xuất khẩu như thế nào?

Trong nội dung của bài viết này, chúng tôi từ H-Cargo Logistics sẽ hướng dẫn và giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn về thủ tục xuất khẩu chanh dây, giúp Quý vị có được những thông tin quan trọng và cần thiết để tham khảo.

thủ tục hải quan xuất khẩu chanh dây
(thu tuc xuat khau chanh day)

1. Chính khách xuất khẩu

Thực phẩm đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, các quy định về nhập khẩu và xuất khẩu thực phẩm qua biên giới và cửa khẩu thường được thiết lập rất nghiêm ngặt. Việc xuất khẩu chanh dây sang các thị trường khác cũng phải tuân thủ nguyên tắc này. Để đảm bảo tuân thủ quy định, bạn cần phải nắm rõ từng điều khoản cụ thể trong các thông tư và văn bản pháp luật liên quan đến ngành thực phẩm khi thực hiện thủ tục xuất khẩu chanh dây sau đây:

  • Phụ lục I của Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018

  • Mục 11 của Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018

Theo các văn bản pháp luật trên quy định, thì chanh dây không thuộc danh sách các mặt hàng bị cấm xuất nhập khẩu, vì vậy cá nhân và doanh nghiệp có thể xuất khẩu loại quả này sang thị trường quốc tế một cách bình thường. Tuy nhiên, trước khi chuẩn bị hồ sơ hải quan để xuất khẩu lô hàng chanh dây, các đơn vị cần phải thực hiện việc đăng ký kiểm dịch thực vật. Đối với chanh dây giống, việc có giấy phép xuất khẩu giống cây trồng là bắt buộc.


2. Mã HS và thuế xuất khẩu chanh dây

Theo quy định mới của Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2024, chanh dây được phân loại trong Chương 08, nhóm 10. Dưới đây là mã HS Code của chanh dây và một số sản phẩm khác. Mời bạn tham khảo thông tin chi tiết dưới đây:

Mã HS

Mô tả hàng hóa - Tiếng Việt

Thuế XK ưu đãi (%)

Thuế GTGT (%)


Chương 8: Quả và quả hạch (nuts) ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa



0810

Quả khác, tươi



08109094

- - - Quả lựu, quả mãng cầu hoặc quả na, quả roi, quả thanh trà, quả chanh leo (dây), quả sấu đỏ, quả táo ta và quả dâu da đất (SEN)

0

0

3. Quy định về nhãn mác

Để đảm bảo tính minh bạch và đầy đủ thông tin, trên bao bì và nhãn mác của chanh dây cần phải hiển thị các chi tiết quan trọng như sau (cả bằng tiếng Anh và tiếng của quốc gia xuất khẩu hoặc nhập khẩu):

  • Thông tin về doanh nghiệp sản xuất.

  • Ngày sản xuất và hạn sử dụng.

  • Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

  • Thành phần sản phẩm (nếu có).

  • Và các thông tin khác liên quan.

Việc này đảm bảo rằng cả hải quan ở nước nhập khẩu và người tiêu dùng sẽ được cung cấp đủ thông tin về sản phẩm, từ nguồn gốc đến hướng dẫn sử dụng và các yếu tố quan trọng khác.


4. Bộ hồ sơ hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu chanh dây

Chanh leo là một loại thực phẩm xuất phát từ cây thực vật, do đó khi thực hiện thủ tục xuất khẩu chanh dây đến các quốc gia khác, các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm (ATTP), kiểm dịch thực vật và cần thực hiện xử lý trùng (nếu cần) trước khi xuất khẩu.

Bộ hồ sơ hải quan khi xuất khẩu nông sản nói chung và đặc biệt là xuất khẩu chanh dây nói riêng thì tuân theo quy định trong Khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 39/2018/TT-BTC (Sửa đổi Điều 16 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC). Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu chanh dây bao gồm các chứng từ sau:

  1. Hóa đơn thương mại (commercial invoice).

  2. Hợp đồng thương mại (sale contract).

  3. Tờ khai hải quan.

  4. Vận đơn đường biển.

  5. Phiếu đóng gói hàng hóa (packing list).

  6. Các loại giấy tờ và chứng từ khác liên quan đến xuất khẩu chanh dây theo quy định.

*Các giấy tờ khác nếu doanh nghiệp hoặc nhà nhập khẩu yêu cầu gồm:

  1. Giấy chứng nhận y tế - Health Certificate (HC)

Chứng nhận y tế, hay còn được gọi là Health Certificate và viết tắt là HC, là một tài liệu được cấp cho sản phẩm chanh dây khi được yêu cầu bởi tổ chức hoặc cá nhân. Quy trình yêu cầu cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho sản phẩm chanh leo dựa trên Thông tư số 52/2015/TT-BYT, quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và quy trình cấp chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế (HC) bao gồm:

  • Yêu cầu cấp giấy chứng nhận y tế theo mẫu trong Phụ lục 08 của Thông tư này là bắt buộc.

  • Kết quả kiểm nghiệm cho từng mặt hàng trong lô hàng xuất khẩu phải tuân theo tiêu chuẩn của Quy chuẩn kỹ thuật hoặc các chỉ tiêu về chất lượng, an toàn theo quy định. Thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng phải được cung cấp từ phòng kiểm nghiệm được chỉ định.

  • Mẫu nhãn sản phẩm phải được xác nhận bởi tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền.

  • Bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm cũng phải được cung cấp.

health certificate
(giay chung nhan Y te)

2. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certification):

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là trong việc đảm bảo an toàn cho các sản phẩm thực vật. Quá trình kiểm dịch thực vật được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chức năng khác, nhằm ngăn chặn sự lây lan của các loài sâu bệnh, vi sinh vật gây hại và cỏ dại nguy hiểm. Tương tự như giấy phép thông hành, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho hàng hóa xuất khẩu đảm bảo rằng chúng đáp ứng đủ điều kiện để được vận chuyển ra nước ngoài.

Hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch thực vật bao gồm:

  • Giấy đăng kí kiểm dịch thực vật (theo mẫu).

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa.

  • Vận đơn, Invoice, Packing List.

  • Giấy ủy quyền làm chứng nhận kiểm dịch thực vật (nếu có).

  • Mẫu của lô hàng chanh dây cần kiểm dịch thực vật.

Quy trình kiểm dịch thực vật như sau:

  • Nộp đơn đăng ký kiểm dịch: Nhà xuất khẩu cung cấp bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật cho hàng hóa xuất khẩu tới cơ quan kiểm dịch thực vật và thực hiện khai báo trực tuyến trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

  • Thực hiện lấy mẫu: Chủ hàng cần đăng ký kiểm dịch ít nhất 1-2 ngày trước khi tàu chạy. Cơ quan kiểm dịch thực vật thực hiện quá trình lấy mẫu. Mẫu có thể được kiểm dịch tại cảng hoặc tại nhà máy sản xuất.

  • Khai báo thông tin: Thực hiện việc khai báo các thông tin về lô hàng trên hệ thống để nhận chứng thư nháp.

  • Bổ sung hồ sơ và nhận chứng thư: Sau khi kiểm tra các thông tin trên chứng thư nháp, cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ xác nhận hoặc điều chỉnh. Sau đó, tiến hành bổ sung hồ sơ và nhận chứng thư gốc từ cơ quan kiểm dịch.

Chú ý: Lần đầu tiên kiểm dịch thực vật có thể quyết định kiểm tra hàng hóa tại cơ sở hoặc tại cảng. Các lần sau, doanh nghiệp có thể yêu cầu chuyển hàng lên chi cục kiểm dịch để kiểm tra, tùy thuộc vào sự lựa chọn của doanh nghiệp.

kiểm dịch thực vật
(giay dang ky kiem dich thuc vat)

3. Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O):

Chứng nhận xuất xứ không được coi là bắt buộc trong quá trình thông quan hàng hóa là chanh dây, nhưng nó mang lại nhiều lợi ích đặc biệt khi thực hiện giao dịch trên các thị trường mà nước nhập khẩu và Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại. Mặc dù không bắt buộc, nhưng người mua hàng có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp Chứng nhận xuất xứ để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi.

Bộ hồ sơ cần chuẩn bị để yêu cầu cấp Chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp C/O (1 bản, theo mẫu)

  • Mẫu C/O đã kê khai hoàn chỉnh có tối thiểu 4 bản (bao gồm 1 bản chính và 1 bản copy doanh nghiệp gửi cho khách hàng, 1 bản copy C/O lưu tại công ty, và 1 bản copy lưu tại VCCI).

  • Các chứng từ xuất khẩu, bao gồm:

  1. Hóa đơn đường biển (Bill Of Lading)

  2. Hóa đơn bán hàng (Invoice)

  3. Danh sách hàng đóng gói (Packing List)

  4. Tờ khai xuất khẩu thông quan

  5. Giấy ủy thác làm C/O (nếu có)


II. Quy trình làm thủ tục xuất khẩu chanh dây

Dưới đây là quá trình thực hiện xuất khẩu chanh dây được tóm gọn trong 5 bước:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan

Đầu tiên, cần chuẩn bị hồ sơ hải quan theo quy định, bao gồm các giấy tờ và chứng từ như đã được H-Cargo Logistics đề cập trước đó.

Bước 2: Đăng ký khai hải quan tại

Sau đó, tiếp theo là đăng ký khai hải quan tại các cơ quan hải quan có liên quan, bao gồm chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc cơ sở sản xuất, tại cảng hoặc cửa khẩu xuất hàng.

Bước 3: Kiểm tra tờ khai hải quan

Cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra tờ khai hải quan và các tài liệu khác trong hồ sơ hải quan để đảm bảo đáp ứng các điều kiện quy định.

Bước 4: Phân luồng tờ khai

Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra, tờ khai hải quan sẽ được phân loại vào các luồng xử lý khác nhau như Luồng Xanh, Luồng Vàng, và Luồng Đỏ, dựa trên quy trình xử lý hải quan được quy định.

Bước 5: Thông quan lô hàng

Cuối cùng, sau khi hoàn thành các thủ tục hải quan, chanh giây sẽ được thông quan và có thể được xuất khẩu ra nước ngoài. Đối với sản phẩm thực phẩm như chanh leo, cần chú ý đến các giấy tờ kiểm định thực vật trước khi xuất khẩu.


III. Một số lưu ý khi làm thủ tục xuất chanh dây

Việc bảo quản chanh leo trong quá trình xuất khẩu hỏi sự chú ý đến một số điểm quan trọng sau:

  • Điều kiện vận chuyển: Chanh leo cần được bảo quản trong môi trường lạnh với nhiệt độ từ 5 đến 8 độ C để đảm bảo chất lượng. Trong khoảng này, chanh leo có thể được bảo quản từ 2 đến 5 tuần trước khi xuất khẩu vào các thị trường như EU, Trung Đông, ...

  • Đóng gói chính xác: Chanh leo cần được đóng gói trong các thùng carton đạt tiêu chuẩn, và khi vận chuyển, việc sắp xếp thùng hàng sao cho chặt chẽ giúp tránh va đập. Đồng thời, cần duy trì độ ẩm phù hợp trong thùng, tránh để thùng bị ngấm nước.

  • Độ ẩm lý tưởng: Độ ẩm phù hợp để bảo quản chanh leo là từ 50 đến 60%. Kho lạnh cần duy trì độ ẩm này, và có thể sử dụng túi hút Ethylene để giữ cho chanh leo được bảo quản tốt hơn. Trước khi chọn đơn vị vận chuyển, cần thảo luận kỹ về việc duy trì độ ẩm trong quá trình vận chuyển.

Bài viết liên quan:
- Thủ tục nhập khẩu máy vặt lông gia cầm - Những điều cần lưu ý
- Thủ tục nhập khẩu sơn các loại mới nhất 2024

IV. Kết luận

Dưới đây là quy trình đầy đủ để thực hiện thủ tục xuất khẩu chanh dây, bao gồm Mã HS, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, kiểm dịch thực vật và các chính sách xuất khẩu. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ đáp ứng nhu cầu của quý vị. Nếu quý vị có câu hỏi hoặc muốn yêu cầu báo giá về dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu và vận chuyển chanh dây, xin vui lòng liên hệ qua số hotline hoặc gửi email cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Bên cạnh việc thực hiện thủ tục xuất khẩu chanh dây, để cập nhật thông tin mới nhất về lịch trình tàu từ Việt Nam đi các quốc gia trên thế giới, hoặc để nắm bắt kiến thức về Xuất Nhập Khẩu, quý vị có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Zalo, hotline hoặc email để nhận được tư vấn miễn phí.

(Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu chanh dây):


Liên hệ để được tư vấn miễn phí: Mr. Tyler - Sales Department Email: tyler.ho@hcargovn.com Hotline/Zalo/Whatsapp: +84 703 360 344 WechatID: tylerho2008

コメント

5つ星のうち0と評価されています。
まだ評価がありません

評価を追加
bottom of page