I. Thủ tục xuất khẩu cá tra
Xuất khẩu cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Để triển khai thủ tục xuất khẩu cá tra hiệu quả, các doanh nghiệp cần tuân thủ một loạt thủ tục và quy định phức tạp. Trong bài viết này, H-Cargo Logistics sẽ giới thiệu thông tin chi tiết về thủ tục xuất khẩu cá tra, từ việc đăng ký kinh doanh, xử lý chất lượng sản phẩm, đến quản lý giấy tờ cần thiết.
II. Chính sách hiện nay
Theo Nghị định số 55/2017/NĐ-CP, việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu các loại cá tra với Hiệp hội cá Tra Việt Nam không còn là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, để triển khai quy trình xuất khẩu, các doanh nghiệp phải tuân theo những điều kiện mới như sau:
1. Thứ nhất, sản phẩm cá tra cần phải được chế biến tại cơ sở đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Điều 5 của Nghị định này. Trong trường hợp không thỏa mãn yêu cầu tại Điều 5 của Nghị định, doanh nghiệp cần phải thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:
Có hợp đồng mua sản phẩm cá tra được chế biến tại cơ sở đáp ứng các quy định của Điều 5 của Nghị định này.
Có hợp đồng gia công, chế biến sản phẩm cá tra với chủ sở hữu của cơ sở đáp ứng các quy định của Điều 5 của Nghị định này.
2. Thứ hai, sản phẩm cần đáp ứng các quy định về điều kiện chất lượng và an toàn thực phẩm tại Điều 6 của Nghị định này, cùng với các quy định của quốc gia nhập khẩu. Trong trường hợp quốc gia nhập khẩu có quy định khác so với pháp luật Việt Nam, thì áp dụng theo quy định của quốc gia nhập khẩu.
Nếu Quý vị còn bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ đến H-Cargo Logistics qua hotline hoặc email để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí.
III. Mã HS và thuế xuất khẩu
1. Mã HS
Việc xác định mã HS là một bước quan trọng và không thể bỏ qua trong lúc làm thủ tục xuất khẩu cho bất kỳ loại hàng hóa nào. Mã HS không chỉ xác định mức thuế xuất khẩu mà còn áp dụng cho việc tính toán thuế giá trị gia tăng (VAT) và các chính sách xuất khẩu khác. Để xác định chính xác mã HS cho sản phẩm cá tra mà Quý vị xuất khẩu, Quý vị có thể kiểm tra trong bản sau:
Mã hàng | Mô tả hàng hoá - Tiếng Việt |
0302 | Cá, tươi hoặc ướp lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04. |
0303 | Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04. |
0304 | Phi-lê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. |
Tùy thuộc vào sản phẩm bên công ty Quý vị là cá đông lạnh nguyên con hay phi-lê,… để áp mã Hs cho phù hợp.
2. Thuế xuất khẩu
Chính sách thuế: Cá Tra theo pháp luật được quy định thuộc nhóm mã trên, nên đây là mặt hàng không có thuế xuất khẩu (0%) và không có thuế VAT (0%) hàng xuất khẩu.
IV. Bộ hồ sơ hải quan
Căn cứ theo pháp luật quy định tại khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC), có quy định về hồ sơ hải quan mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình trong quy trình thủ tục xuất khẩu cá tra như sau:
Tờ khai hải quan điện tử: nộp 01 bản chính;
Hoá đơn thương mại (Commercial invoice);
Hợp đồng mua bán hàng hóa (Sales contract)
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
Và một số chứng từ có thể cần phải có theo nhu cầu của đối tác nhập khẩu:
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
Vệ sinh an toàn thực phẩm, …
Chứng thư kiểm dịch động vật
V. Quy trình thực hiện thủ tục xuất khẩu
Trước khi bạn tiến hành thủ tục xuất khẩu, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về quy định nhập khẩu hiện hành của quốc gia bạn đang giao dịch. Quy định này có thể liên quan đến thuế nhập khẩu, tiêu chuẩn an toàn và chất lượng, và các hồ sơ cần thiết. Và thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị và kiểm soát nguồn hàng cá tra xuất khẩu
Doanh nghiệp cần kiểm tra xem sản phẩm cá tra có nằm trong danh mục được phép xuất khẩu hay không trước khi tiến hành xuất khẩu. Lô hàng cá tra xuất khẩu cần được vận chuyển bằng container lạnh với nhiệt độ được bảo quản hợp lý, sử dụng các thiết bị hỗ trợ để đảm bảo nhiệt độ ổn định suốt quá trình vận chuyển. Ngoài ra, lô hàng cá tra cần được sắp xếp một cách cẩn thận, đảm bảo luồng không khí lạnh được duy trì và lưu thông suốt chặng đường vận chuyển.
Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu
Để đáp ứng theo qui định hiện hành, đơn vị cần hoàn thiện tất cả giấy tờ cần thiết để xuất khẩu sản phẩm cá tra. Đặc biệt là sản phẩm cá tra, chủ hàng cần đảm bảo đã đăng ký kiểm dịch động vật trước khi tiến hành xuất khẩu, để đảm bảo tuân thủ về an toàn thực phẩm và kiểm dịch.
Bước 3: Đăng ký kiểm dịch động vật cho lô hàng cá tra
Để tuân thủ qui định hiện hành, Quý vị cần thực hiện đăng ký kiểm dịch động vật tại Cục Thú y. Quá trình này bao gồm các bước sau:
1. Nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch: Phía xuất khẩu đến Cục Thú y để nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch cho lô hàng cá tra. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch cần phải bao gồm:
Đơn khai báo kiểm dịch theo mẫu quy định.
Trường hợp là động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.
Yêu cầu về kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu có).
Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh của cơ sở nuôi thủy sản nơi xuất xứ của cá tra để sản xuất lô hàng (nếu có).
Các giấy tờ liên quan khác tùy vào mặt hàng cá tra xuất khẩu cụ thể.
2. Kiểm tra và xét nghiệm sản phẩm: Các cán bộ trong Cục Thú y sẽ tiến hành đánh giá số lượng, chủng loại, lấy mẫu sản phẩm để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Quá trình này đảm bảo rằng sản phẩm cá tra phải đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm dịch động vật và an toàn thực phẩm.
3. Thời gian cấp giấy chứng nhận kiểm dịch được quy định như sau:
Đối với lô phải lấy mẫu kiểm định: trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu liên quan đến sản phẩm cá tra đạt tiêu chuẩn để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan. Trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với lô không phải lấy mẫu kiểm tra: trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu sau khi kiểm tra hồ sơ phải đáp ứng, đạt yêu cầu để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan.
Phía xuất khẩu dựa trên thời điểm được ghi trên phiếu hẹn để đến Cục Thú y nhận Giấy chứng nhận kiểm dịch.
Bước 4: Thực hiện thủ tục khai báo hải quan
Sau khi chuẩn bị hoàn tất chứng từ, chủ hàng cần tiến hành khai báo hải quan điện tử cho lô hàng cá tra. Quá trình này đòi hỏi người khai báo hải quan phải nhập đầy đủ thông tin về sản phẩm cá tra khi kê khai, để tránh sai sót có thể ảnh hưởng đến quá trình thông quan hàng hóa. Đặc biệt, nếu chủ lô hàng không có kinh nghiệm, việc sử dụng dịch vụ đại lý thủ tục hải quan là một lựa chọn thông minh. Điều này sẽ giúp quá trình khai báo diễn ra an toàn và nhanh chóng, đồng thời tránh được các rủi ro không đáng có.
Khi đã hoàn tất việc khai báo và tờ khai đã được truyền đi, hệ thống sẽ cấp số tự động nếu thông tin chi tiết và đầy đủ. Phía nhập khẩu cần xác nhận lại thông tin để đảm bảo không có sai sót. Đồng thời, họ cần nộp thuế và các giấy tờ cần thiết tại chi cục hải quan theo những thông tin đã được khai báo trên tờ khai.
Ngoài ra, quyết định về việc kiểm tra thực tế hàng hóa phụ thuộc vào kết quả phân luồng. Có ba kết quả phân luồng cụ thể: Luồng Xanh, Vàng, Đỏ.
Nội dung liên quan:
- 5 Bước hoàn tất thủ tục nhập khẩu gỗ từ Châu Phi vào Việt Nam
- Thủ Tục Nhập Khẩu Cân Điện Tử. Thuế nhập Khẩu Mới Nhất 2023
VI. Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu cá tra
Nhiệt độ: Mỗi thiết bị làm lạnh có nhiệt độ điều chỉnh riêng. Do đó, để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho hàng hóa, Quý vị cần cung cấp nhiệt độ đề xuất một cách chính xác để có thể cài đặt nhiệt độ phù hợp.
Độ thông gió: Đảm bảo rằng không khí trong thiết bị làm lạnh được lưu thông một cách hiệu quả nhất. Việc này giúp loại bỏ các mùi không mong muốn từ hàng hóa, duy trì độ ẩm, và ngăn ngưng tụ hơi nước trên bề mặt hàng hóa cũng như trên thiết bị làm lạnh.
Qui cách đóng gói: Tuân thủ kỹ thuật và tư vấn từ đội ngũ chuyên gia của Công ty là điều quan trọng để đảm bảo rằng thiết bị làm lạnh hoạt động hiệu quả và đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi về kỹ thuật.
Cảm ơn Quý vị đã đọc bài viết, chúng tôi hy vọng rằng nó đã giúp Quý vị hiểu rõ hơn về quy trình xuất khẩu cá tra đông lạnh. Nếu quý vị gặp bất kỳ khó khăn hoặc vướng mắc nào trong quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, hãy yên tâm rằng H-Cargo Logistics sẽ luôn ở bên cạnh quý vị. Công ty của chúng tôi có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, trung thực, và luôn tận tâm đối với từng lô hàng. Chúng tôi cam kết theo dõi, giải quyết, và đảm bảo rằng hàng hóa của quý vị sẽ đến nơi an toàn, với thời gian nhanh nhất và mức chi phí hợp lý nhất. Hãy liên hệ với H-Cargo Logistics bất cứ khi nào quý vị cần, để trải nghiệm dịch vụ chất lượng tốt nhất.
Liên hệ để được tư vấn miễn phí:
Mr. Kate Cu - Marketing Department
Email: kate.cu@hcargovn.com
Hotline/Zalo/Whatsapp: +84 39 266 3325
WechatID: katecu1102
Comments