Nội dung bài viết: I. Giới thiệu về thị trường cà phê Algeria II. Những thủ tục cần thiết để xuất khẩu cà phê sang Algeria 1. Chính sách đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu 2. Thủ tục hải quan xuất khẩu a. Bộ hồ sơ xuất khẩu cà phê b. Quy trình thực hiện thủ tục xuất khẩu III. Những rủi ro và hạn chế khi xuất khẩu cà phê sang Algeria 1. Rủi ro về chính sách thị trường 2. Rủi ro về thanh toán
I. Giới thiệu về thị trường cà phê Algeria:
Algeria là một quốc gia không trồng cà phê, do đó họ phải nhập khẩu 100% để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước. Cà phê là thức uống được ưa chuộng nhất ở Algeria, với mỗi người tiêu dùng trung bình sử dụng hơn 3kg cà phê mỗi năm. Mỗi năm, Algeria nhập khẩu khoảng 130.000 tấn cà phê hạt với giá trị khoảng 300 triệu USD. Cà phê thường được nhập dưới dạng hạt nhân xanh và sau đó được chế biến tại nhà máy theo sở thích của người Algeria.
Chủng loại cà phê Robusta chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng số cà phê nhập khẩu của Algeria (trên 85%). Tổng thuế và phí nhập khẩu vào Algeria là 61%, trong đó bao gồm thuế nhập khẩu 30%, thuế giá trị gia tăng 19%, thuế tiêu thụ nội địa 10% và thuế đoàn kết 2%..
Các quốc gia chủ yếu cung cấp cà phê cho Algeria là Việt Nam, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Brazil, Italia và Uganda.
Theo đánh giá, thị trường cà phê tại Algeria vẫn còn tiềm năng cho cà phê Việt Nam và trong tương lai gần, cà phê có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu số một của Việt Nam vào thị trường này. Doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung vào sản xuất và xuất khẩu cà phê đã qua chế biến hoặc hòa tan với giá trị gia tăng cao hơn để tận dụng tốt cơ hội này trong thương mại quốc tế.
II. Những thủ tục cần thiết để xuất khẩu cà phê sang Algeria
1. Chính sách đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu
Theo quy định hiện tại thì mặt hàng cà phê không thuộc danh mục cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu. Vì vậy doanh nghiệp xuất khẩu cà phê bình thường, không cần xin giấy phép.
HS code mặt hàng cà phê thuộc nhóm 0901, tùy vào cách chế biến sẽ phân loại HS code phù hợp. Thuế xuất khẩu cà phê là 0%, thuế VAT 0%.
2. Thủ tục hải quan xuất khẩu:
a. Bộ hồ sơ xuất khẩu cà phê:
Bộ hồ sơ cần chuẩn bị để xuất khẩu đi Algeria bao gồm:
Phiếu đóng gói hàng hóa ( packing list)
Phytosanitary of Certificate ( Giấy kiểm dịch thực vật )
Sales Contract ( Hợp đồng)
C/O form B ( Chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam)
C/O form ICO ( Chứng nhận xuất xứ hàng hóa riêng cho mặt hàng coffee)
Certificate of Quality, Quantity, Weight ( Chứng nhận chất lượng, số lượng , trọng lượng )
Fumigation ( Hun trùng)
Chứng từ khác ( tùy thuộc vào yêu cầu của người mua)
Nội dung liên quan:
- Xuất khẩu Trung Đông - Cơ hội và Thách thức
- Quy định nhập khẩu hàng hoá EU
b. Quy trình thực hiện thủ tục xuất khẩu:
Bước 1: Khách hàng cung cấp thông tin lô hàng xuất khẩu để H-Cargo lấy booking từ hãng tàu.
Bước 2: Khách hàng cung cấp các chừng từ cần thiết để lên tờ khai hải quan
Bước 3: Sau khi có booking, khách hàng sẽ lấy container rỗng và đưa về kho để đóng hàng. Vào lúc này khách hàng thực hiện đồng thời các công việc kiểm dịch thực vật, hun trùng, kiểm tra chất lượng tại kho hoặc tại cảng
Bước 4: Sau khi hàng hóa đóng chuẩn theo quy cách của hợp đồng, khách hàng kéo container ra cảng và hạ bãi chờ xuất.
Bước 5: Thực hiện thông quan hàng hóa tại cảng xuất. Sau khi lô hàng thông quan, nhân viên giao nhận sẽ vô sổ tàu.
Bước 6: Sau khi tàu chạy, nhân viên chứng từ sẽ thực hiện xin cấp CO, ra chứng thư hun trùng, kiểm dịch, và các chứng từ khác.
Bước 7: Sau khi các chứng từ đã final, H-Cargo sẽ gửi toàn bộ chứng từ gốc cho khách hàng.
Chú ý: Thông thường, hai loại thuốc được sử dụng để hun trùng là Methyl Bromide (CH3Br) và Phosphine (PH3). Tuy nhiên, tại thị trường Algeria, chất Methyl Bromide bị cấm sử dụng. Do đó, khách hàng cần lưu ý và yêu cầu đơn vị hun trùng sử dụng thuốc Phosphine để hun trùng sản phẩm của mình khi xuất khẩu sang Algeria.
III. Những rủi ro và hạn chế khi xuất khẩu cà phê sang Algeria
1. Rủi ro về chính sách thị trường:
Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và nắm rõ các quy định và luật pháp liên quan đến việc nhập khẩu cà phê vào Algeria để tránh vi phạm pháp luật và bị cấm nhập khẩu vào thị trường này.
Quý doanh nghiệp có thể liên hệ cơ quan thương vụ Viêt Nam tại Algeria để cập nhật thông tin pháp luật chính sách mới nhất.
2. Rủi ro về thanh toán:
Thị trường Algeria có tiềm năng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh toán. Vì vậy, phương thức thanh toán nên sử dụng thư tín dụng (L/C) không hủy ngang có xác nhận hoặc nhờ thu qua ngân hàng (DP, CAD at sight), đồng thời yêu cầu khách đặt cọc từ 20% trở lên. Tuy nhiên, do ngân hàng Algeria không cho phép chuyển tiền đặt cọc từ trong nước, doanh nghiệp có thể đề xuất khách đặt cọc ở nước ngoài.
Khi hàng vào cảng, nếu khách hàng hoặc ngân hàng Algeria chậm thanh toán 1 tuần, doanh nghiệp cần thông báo ngay cho Thương vụ, Đại sứ quán và các cơ quan hữu quan như Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi (Bộ Công Thương) để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết kịp thời. Điều này giúp tránh tình trạng hàng kéo dài tại cảng dẫn tới phát sinh chi phí kho bãi, tiền phạt và hải quan sở tại bán đấu giá sung công quỹ (theo quy định, sau khi hàng nằm tại cảng 4,5 tháng kể từ khi được dỡ khỏi tàu, hải quan Algeria sẽ tiến hành bán đấu giá).
Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng mà các doanh nghiệp xuất khẩu sang Algeria cần lưu ý. H-Cargo là một đơn vị chuyên tư vấn về thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa đến thị trường Algeria. Nếu quý khách hàng muốn biết rõ hơn và cập nhật thông tin mới nhất từ thị trường này, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Thông tin liên hệ: Sky Le ( Mr. Thien) - Sales suppervior Phone: +84 377 080567 Email: sky.le@hcargovn.com
Comentários