top of page
Các hình thức

Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và nhận được nhiều giá trị hơn!

giấy tờ
Post: Blog2_Post

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc 2023

Đã cập nhật: 25 thg 10, 2023

Nội dung bài viết: I. Nhu cầu về thị trường hàng may mặc ở Việt Nam hiện nay II. Chính sách pháp lý về nhập khẩu vải may mặc III. Mã HS và các chính sách về thuế cho vải may mặc IV. Bộ hồ sơ cần thiết để nhập khẩu vài may mặc V. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc VI - Những câu hỏi liên quan tới thủ tục nhập khẩu vải may mặc

I - Nhu cầu về thị trường hàng may mặc ở Việt Nam hiện nay

  • Vải là nguyên liệu quan trọng trong ngành sản xuất may mặc. Vải là sản phẩm được dệt từ các sợi vải riêng biệt, có thể là sợi tự nhiên như bông, tơ tằm, lanh, len, rayon, hoặc tre. Việc nhập khẩu vải may mặc đòi hỏi quy trình và hồ sơ nhập khẩu tương tự, bất kể nguồn gốc xuất xứ và mã HS.

  • Trung Quốc hiện nay là thị trường chính cung cấp vải may mặc cho Việt Nam, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải may mặc của nước ta. 64% tổng nguồn cung vải cho Việt Nam là từ nhập khẩu; trong số đó, 62% đến từ Trung Quốc, 13% từ Hàn Quốc và 13% từ Đài Loan (Trung Quốc). Tương tự, nguồn cung xơ sợi dệt và nguyên phụ liệu may mặc cũng đều bị chi phối bởi Trung Quốc.

  • Thị trường hàng may mặc ở Việt Nam đang trở nên sôi động và đa dạng hơn bao giờ hết. Sự phát triển kinh tế và gia tăng thu nhập của người dân đã thúc đẩy nhu cầu mua sắm và đầu tư vào thời trang. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc lựa chọn sản phẩm thời trang phù hợp với phong cách cá nhân và xu hướng thời trang hiện đại.

  • Ngoài ra, Việt Nam cũng là một địa điểm hấp dẫn cho các thương hiệu thời trang quốc tế. Những tên tuổi nổi tiếng trong ngành công nghiệp thời trang đã mở rộng mạng lưới kinh doanh của họ tại đây, tạo ra nhiều cơ hội đa dạng cho người tiêu dùng. Các cửa hàng thời trang quốc tế và trung tâm mua sắm cao cấp đã xuất hiện ở các thành phố lớn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng yêu thích sự đa dạng và chất lượng.

  • Tuy nhiên, để nhập khẩu vải may mặc một cách thuận lợi, cá nhân và doanh nghiệp cần hiểu rõ các quy định liên quan. Vậy, quy định và thủ tục nhập khẩu vải may mặc cụ thể là gì? Điều kiện để tiến hành thủ tục nhập khẩu vải từ nước ngoài vào Việt Nam là gì? Chính sách nhập khẩu và mã HS code áp dụng như thế nào? Quy trình khai báo hải quan bao gồm các bước nào? Tất cả các câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết ngay sau đây.

II - Chính sách pháp lý về nhập khẩu vải may mặc

Dựa trên quy định hiện hành, vải may mặc không thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình nhập khẩu vải, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quy định liên quan, đặc biệt là những quy định được nêu chi tiết trong các văn bản pháp luật sau đây:

Theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT, ban hành ngày 23/10/2017 (được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư số 07/2018/TT-BCT ngày 26/04/2018) của Bộ Công Thương về việc đặt ra Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may.

Dựa trên Thông tư trên đây, khi nhập khẩu vải may mặc vào Việt Nam, doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định này, họ sẽ không được phép phân phối sản phẩm vải này trên thị trường.

III - Mã HS và các chính sách về thuế cho vải may mặc

1. Mã HS cho mặt hàng vải may

Mọi loại hàng hóa khi được nhập khẩu đều được gán một mã HS riêng. Việc xác định mã HS chính xác của hàng hóa nhập khẩu sẽ giúp bạn hiểu rõ các chính sách và thủ tục liên quan đến loại hàng đó. Đối với sản phẩm vải may mặc, có rất nhiều mã HS khác nhau. Để tìm mã HS phù hợp cho loại vải bạn muốn nhập khẩu, bạn cần kiểm tra từ Chương 50 đến Chương 60 trong Biểu thuế Xuất khẩu và Nhập khẩu. Mặt hàng vải thường thuộc Phần XI - Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt. Trong Phần XI này, có nhiều chương khác nhau, bao gồm:

  • Chương 50: Tơ tằm;

  • Chương 51: Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi từ lông đuôi hoặc bờm ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên;

  • Chương 52: Bông;

  • Chương 53: Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy;

  • Chương 54: Sợi filament nhân tạo; sợi dạng dải và các dạng tương tự từ nguyên liệu dệt nhân tạo;

  • Chương 55: Xơ, sợi staple nhân tạo;

  • Chương 56: Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, sợi coóc (cordage), sợi xoắn thừng, sợi cáp và các sản phẩm của chúng;

  • Chương 57: Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác;

  • Chương 58: Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; hàng ren; thảm trang trí; hàng trang trí; hàng thêu;

  • Chương 59: Các loại vải dệt được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp; các mặt hàng dệt thích hợp dùng trong công nghiệp;

  • Chương 60: Các loại hàng dệt kim hoặc móc;

  • Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc;

  • Chương 62: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc;

  • Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ, các loại hàng dệt cũ khác; vải vụn

  • Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc;

  • Chương 62: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc;

  • Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ, các loại hàng dệt cũ khác; vải vụn.

Mô tả

Mã HS Code

​MÃ HS VẢI TỪ TƠ TẰM

Mã HS vải dệt thoi từ tơ tằm vụn, chưa hoặc đã tẩy trắng

50071020

Mã HS vải dệt thoi từ tơ tằm vụn, đã được in bằng phương pháp batik truyền thống

50071030

Mã HS các loại vải dệt thoi khác, có chứa 85% tơ tằm trở lên chưa hoặc đã tẩy trắng

50072020

Mã HS các loại vải dệt thoi, có chứa 80% tơ tằm trở lên, đã in bằng phương pháp batik truyền thống

50072030

Mã HS các loại vải dệt thoi khác, có chứa 85% tơ tằm trở lên loại khác

​50072090

​Mã HS các loại vải tơ tằm khác đã hoặc chưa tẩy trắng

50079020

Mã HS các loại vải tơ tằm được in bằng phương pháp batik truyền thống.

​50079030

Mã HS vải tơ tằm khác

50079090

MÃ HS VẢI DỆT THOI TỪ LÔNG ĐỘNG VẬT

Mã HS vải từ lông cừu hoặc lông động vật chải thô, loại hàm lượng 85% trở lên, trọng lượng không quá 300 g/m2

​51111100

​Mã HS vải từ lông cừu hoặc lông động vật chải thô, loại hàm lượng 85% trở lên, loại khác

51111900

Mã HS vải từ lông động vật chải thô, pha với sợi filament nhân tạo

​51112000

Mã HS vải từ lông động vật chải thô, pha với xơ staple nhân tạo

51113000

Mã HS vải từ lông động vật chải thô.

51119000

Mã HS vải dệt thoi từ sợi len từ lông động vật mịn 80% chải kỹ, trọng lượng không quá 200g/m2

51121100

MÃ HS VẢI DỆT THOI TỪ BÔNG

Mã HS vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải vân điểm, trọng lượng không quá 100g/m2, chưa tẩy trắng.

52081100

Mã HS vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải vân điểm, trọng lượng trên quá 100g/m2, chưa tẩy trắng.

52081200

Mã HS vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân, chưa tẩy trắng

52081300

Mã HS vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải dệt khác chưa tẩy trắng.

52081900

Mã HS vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải vân điểm, trọng lượng không quá 100g/m2, đã tẩy trắng.

52082100

Mã HS vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải vân điểm, trọng lượng trên quá 100g/m2, đã tẩy trắng

52082200

Mã HS vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân, đã tẩy trắng

52082300

Để xác định mã HS chính xác cho loại vải nhập khẩu, bạn cần xem xét chất liệu của vải. Dựa trên chất liệu và tính chất của vải nhập khẩu, bạn có thể tra cứu trong Danh mục hàng hóa trong Biểu thuế xuất khẩu và nhập khẩu để tìm mã HS tương ứng.


vài nhập khẩu nhiếu màu
(vai nhap khau)

2. Chính sách về thuế cho mặt hàng vải may mặc

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu vải dệt may vào Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (thuế VAT). Mức thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào mã HS của loại hàng cụ thể khi nhập khẩu, và mức thuế này sẽ được áp dụng như sau:

  1. Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với vải may mặc là 5-10% (tuỳ thuộc vào mã HS).

  2. Thuế nhập khẩu ưu đãi đối với vải may mặc là 5-20% (tuỳ thuộc vào mã HS).

  3. Đối với vải nhập khẩu từ Nhật Bản: Thuế nhập khẩu ưu đãi từ 0% đến 12%.

  4. Đối với vải nhập khẩu từ Hàn Quốc: Thuế nhập khẩu ưu đãi từ 0% đến 20%.

  5. Đối với vải nhập khẩu từ Thái Lan/Indonesia/Malaysia: Thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.

Nếu nhập khẩu từ các nước đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, và hàng hóa đáp ứng các điều kiện cần thiết, bạn có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.


IV - Bộ hồ sơ cần thiết để nhập khẩu vài may mặc

Hồ sơ hải quan thông thường khi nhập khẩu vải may mặc thường bao gồm các tài liệu sau:

  1. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Bản scan nộp điện tử hoặc bản gốc của hóa đơn thương mại từ doanh nghiệp. Đôi khi, bản gốc cần được nộp khi hàng hóa áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt và sử dụng các biểu mẫu chứng nhận xuất xứ như Form C/O (ví dụ: Form E).

  2. Vận đơn (Bill of Lading): Bản sao của vận đơn được doanh nghiệp sử dụng để vận chuyển hàng hóa.

  3. Giấy giới thiệu: Bản chính của giấy giới thiệu.

  4. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): Bản gốc hoặc bản điện tử của giấy chứng nhận xuất xứ. Điều này quan trọng nếu người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

  5. Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): Bản sao của phiếu đóng gói hàng hóa từ doanh nghiệp, trong đó ghi chi tiết về cách đóng gói sản phẩm.

  6. Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp: Bản chính của Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp, nếu được yêu cầu bởi các cơ quan hải quan cụ thể.

Các doanh nghiệp cần công bố hợp quy phải chuẩn bị hai bộ hồ sơ công bố hợp quy như sau:

  1. Bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, hoặc gửi vào cổng thông tin một cửa của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

  2. Bộ hồ sơ doanh nghiệp tự lưu giữ.

a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức hoặc cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chuẩn này).

  • Báo cáo tự đánh giá chứa các thông tin sau:

    • Tên tổ chức hoặc cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, fax.

    • Tên của sản phẩm hoặc hàng hóa.

    • Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật.

    • Kết luận rằng sản phẩm hoặc hàng hóa nhập khẩu tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật.

    • Cam kết về chất lượng của sản phẩm hoặc hàng hóa nhập khẩu tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng của sản phẩm hoặc hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, bổ sung thêm các thông tin sau: nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading) hoặc chứng từ vận tải tương đương (trong trường hợp không có vận đơn); tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chuẩn này).

  • Bản sao Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận hoặc giám định đã được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Nội dung liên quan: 
- Thủ tục nhập khẩu máy hút chân không
- Thủ tục nhập khẩu lò vi sóng 

V. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc

Đối với việc nhập khẩu vải may mặc, thủ tục tương tự như các mặt hàng nhập khẩu khác. Quy trình thủ tục nhập khẩu vải may mặc gồm các bước sau:

BƯỚC 1 – KHAI TỜ KHAI HẢI QUAN: Sau khi có đầy đủ các tài liệu xuất nhập khẩu như hợp đồng, hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo đến cửa hàng và đã xác định được mã HS cho vải may mặc, bạn có thể nhập thông tin khai báo vào hệ thống hải quan thông qua phần mềm.

BƯỚC 2 – MỞ TỜ KHAI HẢI QUAN: Sau khi hoàn tất việc khai báo hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả kết quả phân luồng tờ khai. Dựa vào kết quả này, bạn cần in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Quá trình này sẽ tuân theo các luồng xanh, vàng, hoặc đỏ tùy thuộc vào kết quả phân loại.

BƯỚC 3 – THÔNG QUAN TỜ KHAI HẢI QUAN: Sau khi kiểm tra và không có vấn đề gì, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Lúc này, bạn có thể thanh toán thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để hoàn tất thủ tục thông quan hàng hóa.

BƯỚC 4 – MANG HÀNG VỀ KHO BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG: Sau khi tờ khai được thông quan, tiến hành bước thanh lý tờ khai và thực hiện các thủ tục cần thiết để đưa hàng hóa về kho bảo quản và sử dụng.


VI. Những câu hỏi liên quan tới thủ tục nhập khẩu vải may mặc

  1. Các yếu tố chính cần xem xét khi lựa chọn nhà cung cấp dệt may là gì? → Khi lựa chọn nhà cung cấp dệt may, hãy tập trung vào danh tiếng, chất lượng nguyên liệu, giá cả và khả năng đáp ứng các yêu cầu cụ thể của bạn. Điều cần thiết là xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp đáng tin cậy.

  2. Quá trình nhập khẩu hàng dệt may thường mất bao lâu? → Thời gian của quá trình nhập khẩu có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ phức tạp của quy định, thời gian thông quan và địa điểm của nhà cung cấp. Trung bình, có thể mất vài tuần để hoàn thành.

  3. Có bất kỳ cân nhắc nào về tính bền vững trong nhập khẩu hàng dệt may không? → Đúng vậy, tính bền vững đang là mối quan tâm ngày càng tăng trong ngành thời trang. Nhiều người tiêu dùng và các quy định hiện nay yêu cầu các hoạt động bền vững. Xem xét tìm nguồn cung ứng hàng dệt may từ các nhà cung cấp cam kết sản xuất thân thiện với môi trường.

  4. Điều gì xảy ra nếu hàng dệt may nhập khẩu của tôi không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng? → Nếu hàng dệt của bạn không kiểm soát được chất lượng, bạn có một số lựa chọn. Bạn có thể thương lượng với nhà cung cấp để thay thế, trả lại hàng hoặc yêu cầu bồi thường, tùy thuộc vào thỏa thuận của bạn và mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

  5. Sử dụng đại lý hải quan có lợi ích gì không? →Việc sử dụng đại lý hải quan có thể đơn giản hóa quy trình nhập khẩu vì họ là chuyên gia trong việc tìm hiểu các quy định hải quan. Họ có thể giúp bạn hoàn thành thủ tục giấy tờ, nộp thuế và đảm bảo tuân thủ.

  6. Làm cách nào tôi có thể cập nhật những thay đổi về quy định nhập khẩu? → Để được thông báo về các quy định thay đổi, hãy thường xuyên kiểm tra với các cơ quan chính phủ có liên quan, hiệp hội ngành nghề và đăng ký nhận bản tin hoặc cảnh báo từ các ấn phẩm thương mại.

Liên hệ để được tư vấn miễn phí Mr. Jayce Nguyen – Marketing Department Email: Jayce.nguyen@hcargovn.com Hotline: 0388629262

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page