top of page
Các hình thức

Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và nhận được nhiều giá trị hơn!

giấy tờ
Post: Blog2_Post

Thủ tục nhập khẩu sơn các loại mới nhất 2024

Trong lĩnh vực xây dựng và trang trí nội thất, sơn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến vẻ đẹp và bền vững của công trình.

Vào năm 2024, thị trường sơn chứng kiến sự xuất hiện của nhiều loại sản phẩm mới, với các công nghệ và tính năng tiên tiến, nhằm mang lại sự lựa chọn đa dạng và phong phú cho các nhà thiết kế và nhà xây dựng.

Nhưng thủ tục nhập khẩu sơn các loại mới này đòi hỏi sự chú ý đến các thủ tục pháp lý, kiểm soát chất lượng và an toàn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi cùng tìm hiểu những thủ tục nhập khẩu mới nhất cho các loại sơn vào năm 2024, H-Cargo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình nhập khẩu và những yếu tố quan trọng cần xem xét khi nhập khẩu mặt hàng này vào thị trường Việt Nam.


thủ tục hải quan nhập khẩu sơn
(Thu tuc nhap khau son cac loai)

I. Chính sách nhập khẩu các loại sơn

Để nhập khẩu các loại sơn về Việt Nam các doanh nghiệp cần phải biết và tuân thu các quy định pháp luật mà nhà nước đã ban hành dưới đây:

  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.

  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

  • Thông tư 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019.

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

Căn cứ theo các văn bản pháp luật đã được quy định ở trên thì sơn không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

Tuy nhiên khi nhập khẩu sơn các loại cần phải lưu ý những điểm sau:

  • Sơn tường, sơn nước sử dụng trong xây dựng, thì phải kiểm tra chất lượng khi làm thủ tục nhập khẩu;

  • Sơn vẽ, Vecni, các loại sơn không sử dụng trong xây dựng thì nhập khẩu bình thường như các mặt hàng khác.


II. Dán nhãn hàng nhập khẩu

Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu sơn các loại .


1. Nội dung nhãn mác

Ngoài việc áp dụng nhãn, nội dung trên nhãn cũng đóng vai trò quan trọng. Cụ thể, quy định về nội dung nhãn cho các mặt hàng được đề cập trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

Đối với sơn, một nhãn mác đầy đủ cần chứa các thông tin sau:

  • Thông tin về người xuất khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).

  • Thông tin về người nhập khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).

  • Tên và mô tả chi tiết về sản phẩm.

  • Xuất xứ của sản phẩm.

Đây là các thông tin cơ bản mà cần phải xuất hiện trên nhãn sản phẩm. Nếu các thông tin này được hiển thị bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác, thì cần phải có phiên dịch tương ứng. Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu sơn các loại  và phát hiện sự không phù hợp với quy định, hải quan kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra nội dung trên nhãn với sự cẩn trọng đặc biệt.


2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

Việc dán nhãn lên hàng hóa là điều quan trọng, nhưng việc đặt nhãn đúng vị trí còn quan trọng hơn nhiều. Trong quá trình nhập khẩu, nhãn hàng hóa cần được gắn lên các bề mặt khác nhau của sản phẩm, bao gồm trên thùng carton, trên kiện gỗ, và trên bao bì sản phẩm. Đặt nhãn tại bất kỳ vị trí nào, miễn là dễ dàng kiểm tra và thấy được, đều đáng kể.

Đảm bảo rằng nhãn được đặt đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình kiểm tra hải quan khi thực hiện thủ tục nhập khẩu sơn các loại. Đối với các sản phẩm bán lẻ trên thị trường, cần phải đính kèm nhiều thông tin khác nhau trên nhãn, bao gồm thông tin về nhà sản xuất, trọng lượng sản phẩm, thông số kỹ thuật, ngày sản xuất và các cảnh báo về an toàn.


3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

Việc đính kèm nhãn trên hàng hóa là một yêu cầu pháp lý quan trọng. Trong trường hợp hàng hóa không được trang bị nhãn hoặc nội dung nhãn không chính xác khi nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải đối mặt với các rủi ro sau đây:

  • Chịu mức phạt theo quy định, với mức phạt được xác định trong Điều 22 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP.

  • Mất quyền hưởng lợi từ thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, do việc xác nhận xuất xứ bị từ chối.

  • Tiềm ẩn nguy cơ mất hàng hoặc hỏng hóc trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển do thiếu thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa.

Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định về đính kèm nhãn đúng cách khi thực hiện nhập khẩu hàng hóa.


III. Mã HS Code của các loại sơn


1. Mã HS Code

Mã HS đóng vai trò quan trọng nhất trong các thủ tục nhập khẩu của mọi loại hàng hóa. Việc xác định mã HS sẽ ảnh hưởng đến việc áp thuế nhập khẩu, thuế GTGT và các chính sách liên quan đến nhập khẩu. Để xác định chính xác mã HS cho mặt hàng, quan trọng phải hiểu rõ về các đặc tính của sản phẩm: nguyên liệu, thành phần, và tính chất của hàng hóa.

Dựa vào đặc tính và cách sử dụng riêng biệt của các loại sơn, quá trình xác định Mã HS Code chính xác cho từng loại trở nên quan trọng. Mã HS Code của một số loại sơn được quy định như sau:

Mô tả

Mã hs

Thuế NK ưu đãi(%)

Sơn và vecni làm từ các loại polyme, tự nhiên đã phân tán hoặc hòa tan trong môi trường không chứa nước



Mã hs sơn vecni (polyester) sử dụng trong nha khoa.

3208.10.11

5

Mã hs sơn vecni (polyester) loại khác.

3208.10.19

10

Mã hs sơn chống hà, chống ăn mòn dùng để sơn vỏ tàu thủy từ polyester.

3208.10.20

10

Mã hs sơn từ polyester khác.

3208.10.90

10

Mã hs sơn chống hà, chống ăn mòn dùng để sơn vỏ tàu thủy từ polyme acrylic hoặc polyvinyl.

3208.20.40

10

Mã hs sơn vecni từ polyme acrylic hoặc polyvinyl.

3208.20.70

5

Mã hs sơn từ polyme acrylic hoặc polyvinyl khác.

3208.20.90

10

Mã hs sơn vecni loại chịu được nhiệt trên 100oC dùng trong nha khoa.

3208.90.21

5

Mã hs sơn vecni loại chịu được nhiệt trên 100oC loại khác.

3208.90.29

10

Mã hs sơn vecni loại chịu được nhiệt không quá 100oC dùng trong nha khoa.

3208.90.21

5

Mã hs sơn vecni loại chịu được nhiệt không quá 100oC loại khác.

3208.90.29

10

Mã hs sơn từ polyme đã phân tán hoặc hòa tan trong môi trường không chứa nước. Dùng trong sơn cho tàu thủy.

3208.90.30

10

Mã hs sơn từ polyme đã phân tán hoặc hòa tan trong môi trường không chứa nước loại khác.

3208.90.90

10

Sơn và vecni làm từ các loại polyme, tự nhiên đã phân tán hoặc hòa tan trong môi trường chứa nước



Mã hs Vecni từ polyme acrylic hoặc polyvinyl

3209.10.10

10

Mã hs sơn cho da thuộc.

3209.10.40

5

Mã hs sơn chống hà, chống ăn mòn dùng cho tàu thủy.

3209.10.50

10

Mã hs sơn tường dạng nhũ tương.

3209.10.90

10

Mã hs sơn loại khác

3209.90.00

10

Dựa theo bảng biểu thuế XNK thì thuế suất nhập khẩu ưu đãi của các loại sơn là từ 5 -10%. Thuế giá trị gia tăng của sơn các loại là 10%. Mã HS của sơn tường dạng nhũ tương là 3209.10.90.

Tuy nhiên, đối với các quốc gia có hiệp định thương mại với Việt Nam thì sẽ được hưởng các mức thuế ưu đãi


2. Những rủi ro khi áp sai mã HS Code

Tìm ra đúng mã HS là điều cực kỳ quan trọng trong quá trình nhập khẩu các loại sơn. Việc nhầm lẫn mã HS có thể đem đến những rủi ro đáng kể như sau:

  • Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai báo sai mã HS có thể dẫn đến việc chậm trễ trong quá trình thủ tục hải quan do cần thêm thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về hàng hóa.

  • Chịu phạt theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP về việc khai báo sai mã HS.

  • Giao hàng chậm: Nếu phát hiện hàng hóa có sai sót về mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu điều chỉnh hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến việc giao hàng chậm và ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Phải đối mặt với mức phạt từ 2,000,000 VND đến 3 lần số thuế nếu phát sinh việc khai báo thuế nhập khẩu không chính xác.


3. Cách tính thuế nhập khẩu sơn

Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành khi làm thủ tục nhập sơn khẩu các loại. Nghĩa vụ thuế là khoản bắt buộc và hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Thuê NK có 2 loại thuế. Thuế nhập khẩu phụ thuộc vào mã HS Code của hàng hóa được chọn.

Cách tính thuế nhập khẩu của sơn như sau:

  • Thuế nhập khẩu xác định theo mã HS Code thuế nhập khẩu được tính theo công thức:

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

  • Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT.

**Lưu ý: Thuế nhập khẩu của sơn nước, sơn tường khá cao. Vì thế, khi làm thủ tục nhập khẩu người nhập khẩu nên quan tâm đến chứng nhận xuất xứ để được áp mức thuế ưu đãi đặc biệt. Đối với hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Chi Lê, Úc, Ấn Độ và các nước Asean.


IV. Bộ hồ sơ nhập khẩu các loại sơn

Dựa vào Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, đã được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018, để chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu sơn các loại, các yếu tố sau cần được xem xét:

  • Tờ khai hải quan;

  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice);

  • Vận đơn (Bill of lading);

  • Danh sách đóng gói (Packing list);

  • Hợp đồng thương mại (Sale contract);

  • Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng (đối với sơn tường);

  • Chứng nhận xuất xứ (certificate of origin);

  • Catalog.

***Lưu ý: Mặt hàng sơn tường dạng nhũ tương có mã HS 32091090 phải kiểm tra chất lượng theo quy định trong thông tư 19/2019/TT-BXD. Đối với các loại sơn khác không cần phải làm kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.


V. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu sơn các loại

Theo quy định của Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, cùng sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 thì quy trình làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng sơn các loại được quy định gồm các bước như sau:

Bước 1. Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs sơn tường, sơn nước các loại. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm khai quan.

Bước 2. Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Bước 3. Thông quan hàng hóa

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

Bước 4. Mang hàng về bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.


VI. Một số điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu sơn các loại

  1. Kiểm tra thông tin sản phẩm:

  • Trước khi nhập khẩu, cần kiểm tra kỹ thông tin về các loại sơn như thành phần, tính năng, và xuất xứ để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường đích.

  1. Tuân thủ quy định pháp luật:

  • Đảm bảo rằng quá trình nhập khẩu tuân thủ đầy đủ các quy định và quy phạm pháp luật về thương mại quốc tế và kiểm soát chất lượng của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.

  1. Thực hiện chất lượng:

  • Cần thực hiện kiểm tra chất lượng đối với các lô hàng sơn nhập khẩu để đảm bảo rằng sản phẩm không chứa các chất độc hại và tuân thủ các quy định về an toàn sức khỏe.

  1. Bảo quản và vận chuyển:

  • Chọn lựa phương tiện vận chuyển phù hợp và đảm bảo điều kiện bảo quản sơn trong suốt quá trình vận chuyển để tránh hỏng hóc và giữ được chất lượng sản phẩm.

  1. Thủ tục hải quan:

  • Thực hiện đầy đủ và chính xác các thủ tục hải quan cần thiết, bao gồm khai báo hàng hóa và nộp các tài liệu liên quan, để đảm bảo việc nhập khẩu sơn diễn ra một cách thuận lợi và hợp pháp.

Hãy nhớ rằng quy trình nhập khẩu có thể thay đổi tùy thuộc vào quốc gia cụ thể và các quy định mới có thể được áp dụng. Do đó, luôn cần cập nhật thông tin và tư vấn chính xác từ các nguồn tin cậy.

Trên đây là toàn bộ quy trình thủ tục nhập khẩu sơn và những lưu ý quan trọng khi bạn nhập khẩu các loại sơn. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp quy vị hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu sơn các loại để tránh gặp phải những sai sót không đáng có trong quá trình nhập khẩu.

Bài viết liên quan:
- Thủ tục xuất khẩu chanh dây - Lưu ý quan trọng
- Thủ tục nhập khẩu máy cắt cỏ và những điều cần lưu ý

FAQs

  1. Quy trình nhập khẩu sơn như thế nào?

⇒ Quy trình nhập khẩu sơn bao gồm việc chọn lựa nhà cung cấp uy tín, thực hiện thủ tục hải quan, kiểm dịch và vận chuyển sản phẩm đến điểm đích.

  1. Các quốc gia nào là nhà sản xuất và cung cấp sơn chất lượng cho thị trường Việt Nam?

⇒ Các quốc gia phổ biến sản xuất và cung cấp sơn chất lượng cho thị trường Việt Nam bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức.

  1. Làm thế nào để đảm bảo rằng sơn nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng?

⇒ Để đảm bảo rằng sơn nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn, cần chọn nhà cung cấp có chứng nhận chất lượng, kiểm tra thông tin sản phẩm và tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn và chất lượng.

  1. Có cần phải kiểm tra chất lượng sơn nhập khẩu không?

⇒ Có, kiểm tra chất lượng sơn nhập khẩu là cần thiết để đảm bảo rằng sản phẩm không chứa các chất độc hại và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe và chất lượng khi sử dụng.

Liên hệ để được tư vấn miễn phí: Ryan Hoang - Global Network Department Email: ryan.hoang@hcargovn.com Hotline: 0947 672 825

bottom of page