I. Thủ tục nhập khẩu sợi Polyester
Thủ tục nhập khẩu sợi Polyester là một khâu quan trọng trong chuỗi cung ứng của nhiều ngành công nghiệp như dệt may, sản xuất nội thất và ô tô. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng và tuân thủ các quy định về an toàn và môi trường, việc nhập khẩu sợi polyester cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Thông qua bài viết này, H-Cargo International Logistics sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu sợi polyester, giúp doanh nghiệp nắm vững các quy định và hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả.
II. Chính sách nhập khẩu sợi Polyester
Thủ tục nhập khẩu sợi Polyester được quy định bởi những văn bản pháp luật như dưới đây:
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019;
Thông tư số 21/2017/ TT- BCT ngày 23/10/2017;
Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Căn cứ vào các quy định hiện hành, sợi polyester không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi nhập khẩu mặt hàng này, doanh nghiệp cần chú ý đến các điểm sau:
• Khi nhập khẩu sợi polyester phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
• Xác định đúng mã hs để xác định đúng, thuế và tránh bị phạt. Trên đây là những văn bản pháp luật quy định về quy trình làm thủ tục nhập khẩu sợi polyester. Nếu Quý vị chưa hiểu hết những quy định trên vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của H-Cargo International Logistics để được tư vấn.
III. Dán nhãn hàng hóa nhập khẩu
1. Nội dung nhãn mác
Nhãn mác của sợi Polyester nhập khẩu cần phải đầy đủ và chính xác, bao gồm các thông tin như:
Thông tin của người nhà xuất khẩu (Địa chỉ, tên công ty);
Thông tin của người nhập khẩu (Địa chỉ, tên công ty);
Tên hàng hóa và thông tin về hàng hóa;
Xuất xứ hàng hóa;
Nhãn hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong thủ tục nhập khẩu sợi polyester. Do đó, nhãn phải được dán đầy đủ các thông tin cơ bản bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ được dịch thuật. Khi làm thủ tục nhập khẩu sợi polyester, nếu gặp phải luồng đỏ, cơ quan hải quan sẽ tập trung kiểm tra kỹ lưỡng nội dung trên nhãn mác. Việc đảm bảo nhãn mác chính xác và đầy đủ thông tin không chỉ giúp quá trình thông quan diễn ra thuận lợi mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa
Việc dán nhãn hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguồn gốc và đặc tính của sản phẩm. Để tiết kiệm thời gian kiểm tra và ránh những rắc rối không đáng có, nhãn hàng hóa cần được dán ở những vị trí dễ thấy như trên thùng carton, kiện gỗ hoặc trực tiếp trên bao bì sản phẩm.
Đồng thời, đối với hàng hóa bán lẻ, nhãn phải cung cấp đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, trọng lượng, thông số kỹ thuật và các cảnh báo an toàn.
3. Những rủi ro khi không tuân thủ quy định dán nhãn
Gắn nhãn lên hàng hóa là yêu cầu không thể thiếu trong thủ tục nhập khẩu. Việc không dán nhãn hoặc nội dung nhãn hàng không chính xác, nhà nhập khẩu có thể dẫn đến nhiều rủi ro sau:
Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
Mất quyền hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu đặc biệt do chứng nhận xuất xứ bị từ chối.
Hàng hóa có thể bị mất hoặc hư hỏng do thiếu nhãn cảnh báo trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển.
Để bảo vệ quyền lợi của Quý vị và đảm bảo thủ tục nhập khẩu sợi Polyester diễn ra suôn sẻ, H-Cargo Interational Logistics khuyến nghị nên tuân thủ đầy đủ quy định về dán nhãn hàng hóa. Việc này sẽ giúp tránh những rủi ro như hàng hóa bị giữ lại tại cửa khẩu hoặc bị phạt hành chính.
IV. Xác định mã HS và thuế suất nhập khẩu sợi Polyester
1. Mã HS sợi Polyester
Mã HS (Harmonized System) là một yếu tố quan trọng trong việc xác định thuế suất nhập khẩu và các quy định liên quan đến hàng hóa. Dưới đây là một số mã HS phổ biến cho sợi Polyester:
Mô tả | Mã hs | Thuế NK ưu đãi(%) |
Chỉ khâu làm từ sợi filament nhân tạo, đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ | ||
Từ sợi filament tổng hợp: | ||
Đã đóng gói bán lẻ | 54011010 | 5 |
Loại khác | 54011090 | 5 |
Từ sợi filament tái tạo: | ||
Đã đóng gói bán lẻ | 54012010 | 5 |
Loại khác | 54012090 | 5 |
Sợi filament tổng hợp (trừ chỉ khâu), chưa đóng gói để bán lẻ, kể cả sợi monofilament tổng hợp có độ mảnh dưới 67 decitex | ||
Sợi có độ bền cao làm từ polyester, đã làm dún: | ||
Từ các polyester có màu trừ màu trắng | 54023310 | 0 |
Từ các polyester khác | 54023390 | 0 |
Sợi khác, đơn, không xoắn hoặc xoắn không quá 50 vòng xoắn trên mét: | ||
Từ nhựa đàn hồi polyester | 54024410 | 3 |
Loại có màu khác từ các polyester được định hướng một phần | 54024610 | 3 |
Loại khác từ các polyester được định hướng một phần | 54024690 | 3 |
Loại có màu khác từ các polyester | 54024710 | 3 |
Loại khác từ các polyester | 54024790 | 3 |
Sợi polyester khác, đơn, xoắn trên 50 vòng xoắn trên mét | 54025200 | 3 |
Sợi polyester khác, sợi xe (folded) hoặc sợi cáp | 54026200 | 3 |
Sợi filament tái tạo (trừ chỉ khâu), chưa đóng gói để bán lẻ, kể cả sợi monofilament tái tạo có độ mảnh dưới 67 decitex | ||
Sợi khác, đơn: | ||
Từ các polyester tái tạo sợi dún | 54033910 | 0 |
Từ các polyester tái tạo khác | 54033990 | 0 |
Sợi khác, sợi xe (folded) hoặc sợi cáp từ polyester: | 54034900 | 0 |
Sợi monofilament tổng hợp có độ mảnh từ 67 decitex trở lên và kích thước mặt cắt ngang không quá 1 mm; dải và dạng tương tự (ví dụ, sợi rơm nhân tạo) từ vật liệu dệt tổng hợp có chiều rộng bề mặt không quá 5 mm | ||
Từ polyester | 54049000 | 0 |
Sợi monofilament tái tạo có độ mảnh từ 67 decitex trở lên và kích thước mặt cắt ngang không quá 1 mm; dải và dạng tương tự (ví dụ, sợi rơm nhân tạo) từ vật liệu dệt tái tạo có chiều rộng bề mặt không quá 5 mm | 54050000 | 0 |
Sợi filament nhân tạo (trừ chỉ khâu), đã đóng gói để bán lẻ | 54060000 | 0 |
2. Những rủi ro khi áp sai mã HS
Việc xác định chính xác Mã HS là yếu tố then chốt trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu sợi polyester. Nếu mã HS được khai báo không đúng, doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều rủi ro đáng kể, bao gồm:
Trì hoãn thủ tục hải quan: Khi Mã HS không chính xác, quá trình thông quan có thể bị kéo dài do cần thêm thời gian để xác minh và kiểm tra thông tin về hàng hóa.
Chịu phạt theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP: Nhập khẩu sợi polyester với Mã HS không chính xác có thể khiến doanh nghiệp phải chịu các hình phạt theo quy định tại nghị định này.
Chậm trễ trong giao hàng: Nếu hải quan phát hiện sai sót về Mã HS, họ có thể yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa hoặc cung cấp thêm thông tin, dẫn đến chậm trễ trong việc giao hàng, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và hoạt động kinh doanh.
Phạt thuế nhập khẩu: Khi có sự chênh lệch về thuế do nhập sai Mã HS, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với mức phạt tối thiểu là 2,000,000 VND, thậm chí có thể lên đến ba lần số thuế phải nộp.
3. Thuế nhập khẩu sợi Polyester
Thuế nhập khẩu sợi polyester là một trong những nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp phải thực hiện, và cần phải tiến hành đóng thuế như dưới đây:
Thuế giá trị gia tăng VAT: 10%.
Thuế nhập khẩu: 3 - 12%.
Căn cứ quyết định số: 2302/QĐ-BCT ngày 13 tháng 10 năm 2021 nhập khẩu mặt hàng sợi Polyester thuộc chương 5402 từ India, Malaysia, Indonesia, China bị thêm mực thuế chống phá giá được quy định cụ thể trong quyết định.
Chính sách nhập khẩu, quy định về thủ tục nhập khẩu sợi Polyester của Việt Nam năm 2023:
Căn cứ quyết định số: 2302/QĐ-BCT ngày 13 tháng 10 năm 2021
Doanh nghiệp mang giấy đăng ký kèm bộ tờ khai hải quan thực hiện theo Thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính để tiến hành các bước tiếp theo.
4. Cách tính thuế nhập khẩu
Công thức tính thuế nhập khẩu cơ bản như sau:
Thuế nhập khẩu = Giá trị CIF x Thuế suất thuế nhập khẩu
Trong đó:
Giá trị CIF là tổng giá trị hàng hóa, bảo hiểm và cước phí vận chuyển đến cảng nhập khẩu.
Thuế suất thuế nhập khẩu là tỷ lệ phần trăm được áp dụng theo mã HS.
5. Những lưu ý khi xác định thuế nhập sợi Polyester
Khi xác định thuế nhập khẩu của sợi polyester cần phải lưu ý những điểm sau:
• Kiểm tra các hiệp định thương mại: Đối với những quốc gia có ký hiệp định thương mại với Việt Nam như: Châu Âu, Ấn Độ, Úc, Chile, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Asean. Thì cần phải lưu ý mức thuế ưu đãi đặc biệt thường là 0%.
• Để hưởng mức thuế ưu đãi thì phải có giấy chứng nhận xuất xứ;
• Trị giá tính thuế là trị giá CIF. Đối với những đơn hàng mua hàng theo các điều kiện khác. Khi tính thuế nhập khẩu phải quy đổi trị giá về trị giá CIF để tính thuế nhập khẩu
V. Bộ hồ sơ và quy trình nhập khẩu sợi Polyester
1. Bộ hồ sơ nhập khẩu sợi Polyester
Theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung (như Thông tư số 39/2018/TT-BTC), hồ sơ để thực hiện thủ tục nhập khẩu sợi polyester, cũng như các mặt hàng khác, bao gồm các chứng từ sau:
Tờ khai hải quan
Vận đơn (Bill of lading)
Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
Hợp đồng thương mại (sale contract)
Danh sách đóng gói (packing list)
Catalog (nếu có)
Chứng nhận xuất xứ C/O và các chứng từ khác nếu cơ quan hải quan yêu cầu.
2. Quy trình nhập khẩu sợi Polyester
Quy trình nhập khẩu sợi polyester tương tự như đối với các mặt hàng khác, bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Sau khi có đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu như hợp đồng, hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói, vận đơn đường biển, giấy chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và mã HS cho sợi polyester, người nhập khẩu cần khai báo thông tin lên hệ thống hải quan thông qua phần mềm chuyên dụng. Điều này đòi hỏi sự chính xác để tránh những lỗi không thể sửa đổi trên tờ khai hải quan. Tờ khai phải được khai báo trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng, nếu không sẽ phải chịu phạt từ hải quan.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai báo, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Người nhập khẩu sau đó in tờ khai và nộp bộ hồ sơ nhập khẩu tại chi cục hải quan để tiến hành mở tờ khai. Tờ khai cần được mở trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai báo, nếu không sẽ bị phạt.
Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan
Nếu hồ sơ đầy đủ và không có sai sót, cán bộ hải quan sẽ chấp thuận thông quan tờ khai. Người nhập khẩu sau đó tiến hành đóng thuế nhập khẩu để hoàn tất thủ tục nhập khẩu sợi polyester. Trong một số trường hợp, hàng hóa có thể được giải phóng trước khi hoàn tất thủ tục thông quan, nhưng nếu tờ khai chưa được thông quan kịp thời, sẽ có nguy cơ bị phạt và mất thời gian.
Bước 4: Đưa hàng về kho bảo quản
Sau khi tờ khai được thông quan, người nhập khẩu sẽ hoàn tất các thủ tục để đưa hàng về kho, bao gồm việc chuẩn bị lệnh giao hàng và phiếu lấy hàng tại cảng, cùng với việc bố trí phương tiện vận chuyển, nhằm tránh sự chờ đợi khi hàng đã hoàn tất thủ tục hải quan. Đây là quy trình cơ bản trong thủ tục nhập khẩu sợi polyester.
3. Các sai sót thường gặp khi làm hồ sơ nhập khẩu
Một số sai sót thường gặp khi làm hồ sơ nhập khẩu sợi Polyester bao gồm:
Khai báo sai mã HS: Như đã đề cập, việc khai báo sai mã HS có thể dẫn đến phạt tiền hoặc bị truy thu thuế.
Thiếu chứng từ cần thiết: Doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả các chứng từ đều được chuẩn bị đầy đủ và chính xác.
Chậm trễ trong việc nộp hồ sơ: Việc nộp hồ sơ muộn có thể dẫn đến việc giao hàng bị chậm trễ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
VI. Những lưu ý khi nhập khẩu sợi Polyester
Trong quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu sợi polyester cho khách hàng, H-Cargo Logistics đã tích lũy được một số kinh nghiệm quan trọng mà chúng tôi muốn chia sẻ với Quý vị. Dưới đây là những điều cần lưu ý:
Tuân thủ nghĩa vụ thuế: Hàng hóa chỉ có thể thông quan sau khi đã hoàn thành mọi nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Sợi polyester đã qua sử dụng: Mặt hàng sợi polyester đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu. Nếu có nhu cầu nhập khẩu, cần phải có giấy phép đặc biệt cho việc nhập khẩu phế liệu.
Chứng nhận xuất xứ C/O: Chứng nhận xuất xứ C/O có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến mức thuế nhập khẩu. Có hay không có chứng nhận này sẽ quyết định số thuế phải nộp.
Nhãn mác hàng hóa: Khi nhập khẩu sợi polyester, cần tuân thủ đúng các quy định về nhãn hàng hóa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP để đảm bảo việc gắn nhãn đúng quy định.
Xác định mã HS: Việc xác định chính xác mã HS (Hệ thống mã hàng hóa) là yếu tố then chốt để đảm bảo quy trình thủ tục xuất nhập khẩu sợi polyester diễn ra suôn sẻ, tránh bị phạt và đảm bảo chính xác trong việc tính thuế.
Bài viết liên quan:
- Thủ tục nhập khẩu máy bơm nước - Theo quy định mới nhất
- Thủ tục xuất khẩu cơm dừa - Theo quy định mới hiện nay
VII. Kết luận
Trên đây chúng tôi đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về quy trình làm thủ tục nhập khẩu sợi polyester, bao gồm mã HS, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, chính sách nhập khẩu. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích mà Quý vị đang tìm kiếm.
Ngoài các thủ tục nhập khẩu sợi Polyester, Quý vị có thể theo dõi fanpage H-Cargo Logistics và tham khảo Website của chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất về lịch tàu từ Việt Nam đi các nước trên thế giới, cũng như những kiến thức bổ ích về xuất nhập khẩu.
Nếu Quý vị có bất kỳ thắc mắc nào, hoặc cần yêu cầu báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu sợi Polyester, xin vui lòng liên hệ qua hotline hoặc email của H-Cargo International Logistics. Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn trên con đường kinh doanh.
Liên hệ để được tư vấn miễn phí: H-Cargo International Logistics Email: info@hcargovn.com Add: 36A Nguyen Gia Tri, Ward 25, Binh Thanh District, Ho Chi Minh City Tel: 02835359678 Mobile/Zalo: (+ 84) 888 909 186
Komentarze