I/ Thủ tục nhập khẩu máy may
Máy may công nghiệp là thiết bị chuyên dụng được thiết kế để hoạt động với công suất lớn và trong thời gian dài, đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng loạt trong các nhà máy và xí nghiệp may mặc. Để nhập khẩu các loại máy này, người nhập khẩu cần nắm rõ các quy định và chính sách của hải quan hiện hành. Trong bài viết này, H-Cargo International Logistics sẽ cung cấp thông tin về quy trình thủ tục nhập khẩu máy may công nghiệp, mã HS của máy, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, cũng như các chính sách liên quan đến việc nhập khẩu máy may công nghiệp đã qua sử dụng.
Trước khi nhập khẩu máy may công nghiệp, người nhập khẩu cần xác định mục tiêu rõ ràng. Việc này bao gồm việc xác định rõ ràng mục đích sử dụng máy, chọn loại máy phù hợp, đánh giá số lượng cần nhập và tình trạng của chúng, cũng như xác định các thông số kỹ thuật quan trọng.
Máy may công nghiệp được nhập khẩu vào Việt Nam từ nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới. Dù nguồn gốc xuất xứ khác nhau, nhưng quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy may công nghiệp vẫn thường giống như nhau. Để biết thêm chi tiết, mời quý vị theo dõi phần nội dung chính dưới đây.
II/ Chính sách nhập khẩu máy may
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu máy may được quy định trong các nghị định, thông tư, văn bản pháp luật sau:
Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.
Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 quy định về nhãn hàng hóa, bao gồm cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu.
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
Thông tư 18/2019/TT-BTC ngày 19/04/2019;
Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020;
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015;
Công văn số 589/CT-TTHT ngày 17/01/2017;
Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015; Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam.
Theo các quy định pháp luật hiện hành nêu trên, máy may công nghiệp không nằm trong danh sách các mặt hàng bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy may công nghiệp, cần lưu ý các điểm sau:
Máy đã qua sử dụng không được phép có thời gian sử dụng vượt quá 10 năm.
Phải tuân thủ quy định về dán nhãn hàng hóa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
Cần xác định chính xác mã HS để đảm bảo việc tính thuế đúng và tránh bị phạt.
Đây là các quy định pháp luật liên quan đến việc nhập khẩu máy may công nghiệp. Nếu cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ qua số hotline, Zalo hoặc email để được tư vấn chi tiết.
III/ Dán nhãn hàng nhập khẩu
Việc dán nhãn trên hàng hóa nhập khẩu đã được áp dụng từ lâu, nhưng kể từ khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP có hiệu lực, quy trình này đã được giám sát và quản lý chặt chẽ hơn. Việc dán nhãn giúp các cơ quan chức năng kiểm soát hàng hóa, xác định nguồn gốc và đơn vị chịu trách nhiệm. Do đó, dán nhãn trở thành một yếu tố không thể thiếu trong quá trình nhập khẩu máy may công nghiệp.
1. Nội dung nhãn mác
Không chỉ việc dán nhãn là quan trọng, mà nội dung của nhãn cũng cần phải tuân thủ đầy đủ thông tin theo quy định. Nội dung nhãn mác cho các sản phẩm được quy định chi tiết trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với các sản phẩm máy may công nghiệp, một nhãn mác đầy đủ phải bao gồm các thông tin sau:
Tên hàng hóa;
Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
Xuất xứ hàng hóa;
Ngày sản xuất, hạn sử dụng;
Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo an toàn;
Các thông tin khác cần thiết trên nhãn hàng hóa.
Những thông tin cơ bản này phải được dán trên hàng hóa và hiển thị bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác kèm theo bản dịch. Trong quá trình nhập khẩu máy may công nghiệp, trong trường hợp hàng khi nhập về nếu gặp phải luồng đỏ, cán bộ hải quan tiến hành kiểm hóa, lúc này nội dung của nhãn sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng.
2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa
Việc dán nhãn lên hàng hóa là bắt buộc, nhưng việc dán nhãn đúng vị trí lại càng quan trọng hơn. Trong quá trình nhập khẩu, nhãn hàng hóa cần được dán trên các bề mặt dễ thấy của kiện hàng như: thùng carton, kiện gỗ, bao bì sản phẩm hoặc bất kỳ vị trí nào thuận tiện cho việc kiểm tra. Đặt nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình kiểm tra khi nhập khẩu các loại máy may công nghiệp.
Đối với các sản phẩm bán lẻ trên thị trường, việc cung cấp đầy đủ thông tin trên nhãn là điều cần thiết. Các thông tin này có thể bao gồm thông tin về nhà sản xuất, số lượng hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày sản xuất và các cảnh báo an toàn.
3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn
Việc dán nhãn lên hàng hóa là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật. Nếu hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn không chính xác, nhà nhập khẩu sẽ phải đối mặt với những rủi ro sau:
Có thể bị phạt tiền theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
Mất quyền hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ có thể bị từ chối;
Hàng hóa có thể bị mất mát hoặc hư hỏng do thiếu nhãn cảnh báo trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển.
Trước những nguy cơ này, chúng tôi khuyến nghị Quý vị và Quý doanh nghiệp dán nhãn lên hàng hóa khi tiến hành thủ tục nhập khẩu máy may công nghiệp. Nếu cần hỗ trợ hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về quy định nhãn hàng hóa, xin vui lòng liên hệ qua số hotline, zalo hoặc email để được tư vấn chi tiết.
IV/ Mã HS máy may các loại
1. Mã HS code
Xác định mã HS là bước quan trọng nhất trong quá trình nhập khẩu máy may công nghiệp, vì nó quyết định các loại thuế nhập khẩu, thuế GTGT và các chính sách liên quan. Để xác định mã HS chính xác, chúng ta cần xem xét các yếu tố như chất liệu, cấu tạo, kích thước và chức năng của sản phẩm. Đối với máy may công nghiệp, chỉ cần nắm rõ nguyên lý hoạt động và mục đích sử dụng, chúng ta có thể xác định được mã HS thích hợp cho thiết bị này.
Dưới đây là mã HS cho máy may mà H-Cargo Logistics cung cấp cho quý vị cùng tham khảo
Mã HS | Mô tả hàng hóa | Thuế NK TT (%) | Thuế NK ưu đãi (%) | Thuế GTGT (%) |
8452 | Máy khâu, trừ các loại máy khâu sách thuộc nhóm 84.40; bàn, tủ, chân máy và nắp thiết kế chuyên dùng cho các loại máy khâu; kim máy khâu | |||
84521000 | - Máy khâu dùng cho gia đình | 37.5 | 28 | 8 |
- Máy khâu khác: | ||||
84522100 | - - Loại tự động | 5 | 0 | 8 |
84522900 | - - Loại khác | 5 | 0 | 8 |
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2024 thì mã hs của máy may (máy khâu) là thuộc Chương 84 nhóm 52. Tùy vào nguyên lý hoạt động và mục đích sử dụng của chúng, mã ta có thể xác định vào những HS code khác nhau.
2. Những ro khi áp sai mã HS
Việc xác định đúng mã HS là vô cùng quan trọng trong quá trình nhập khẩu máy máy may công nghiệp. Nếu xác định sai mã HS, quý vị có thể gặp phải những rủi ro sau:
Trì hoãn thủ tục hải quan: Việc khai sai mã HS có thể gây ra sự chậm trễ trong thủ tục hải quan do cần thêm thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin hàng hóa.
Bị phạt theo quy định của Nghị định 128/2020/NĐ-CP: Khai sai mã HS có thể dẫn đến bị phạt theo quy định.
Chậm trễ giao hàng: Nếu thông tin mã HS khai báo không chính xác, cơ quan hải quan có thể yêu cầu sửa đổi hoặc làm rõ thông tin, dẫn đến việc giao hàng bị chậm trễ và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Phát sinh thuế nhập khẩu: Nếu mã HS sai dẫn đến thiếu thuế, mức phạt có thể dao động từ 2.000.000 VND đến cao nhất là gấp 3 lần số thuế.
Do đó, việc xác định đúng mã HS là cần thiết để tránh những rủi ro và trì hoãn không đáng có trong quá trình nhập khẩu.
3. Thuế nhập khẩu máy may công nghiệp
Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy may công nghiệp, nhà nhập khẩu có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế nhập khẩu. Đây là bước bắt buộc và hàng hóa chỉ có thể được thông quan khi đã hoàn tất nghĩa vụ thuế.
Thuế nhập khẩu bao gồm hai loại chính: thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và thuế nhập khẩu, trong đó việc tính toán thuế nhập khẩu phụ thuộc vào mã HS của sản phẩm.
Cách tính thuế nhập khẩu cho máy may công nghiệp như sau:
Thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Thuế GTGT nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế GTGT = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x % thuế suất GTGT
Theo các công thức trên, mức thuế nhập khẩu của máy may công nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ thuế suất áp dụng. Tỷ lệ thuế suất này có thể thay đổi dựa trên việc hàng hóa có chứng nhận xuất xứ hay không. Nếu có chứng nhận xuất xứ, có thể áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt. Ngược lại, nếu không có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), mức thuế suất thông thường sẽ được áp dụng.
V/ Bộ hồ sơ làm thủ nhập khẩu máy may
Bộ hồ sơ cho quá trình nhập khẩu máy may là một phần thiết yếu, không chỉ là trong quy trình nhập khẩu máy may mà còn trong tất cả các loại hàng hóa khác. Các yêu cầu về hồ sơ chứng từ này được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và được điều chỉnh bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
Bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm:
Tờ khai hải quan;
Hợp đồng thương mại;
Hóa đơn thương mại;
Danh sách đóng gói;
Vận đơn hãng tàu;
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có);
Catalog (nếu có) và các chứng từ khác theo yêu cầu của cơ quan Hải quan;
Danh sách trên là các chứng từ cần thiết để thực hiện thủ tục nhập khẩu máy may công nghiệp. Trong đó, tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại và vận đơn là những tài liệu quan trọng nhất, các tài liệu khác sẽ được bổ sung khi cơ quan Hải quan yêu cầu.
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trước khi nhập khẩu máy may là rất quan trọng. Đặc biệt, nhà nhập khẩu cần đảm bảo có sẵn các chứng từ như vận đơn và chứng nhận xuất xứ bằng cách yêu cầu người bán gửi trước thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Điều này giúp tránh tình trạng chậm trễ do thiếu chứng từ, từ đó giảm thiểu nguy cơ lưu container và lưu bãi, tránh phát sinh chi phí.
VI/ Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy may
Quy trình tiến hành thủ tục nhập khẩu máy may cùng các loại hàng hóa khác được nêu rõ trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Sau đây là các bước tóm tắt giúp Quý vị dễ dàng nắm bắt quy trình này.
Bước 1: Khai báo hải quan Sau khi đã có đủ các chứng từ xuất nhập khẩu như hợp đồng, hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói, vận đơn, chứng nhận xuất xứ và thông báo hàng đến, cùng với mã HS của máy may. Quý vị có thể nhập thông tin vào hệ thống hải quan qua phần mềm khai báo hải quan điện tử.
Việc khai báo này đòi hỏi sự hiểu biết về việc nhập thông tin vào phần mềm hải quan. Không nên tự ý khai báo khi chưa hiểu rõ, vì nếu sai sót xảy ra có thể gây mất thời gian và chi phí để chỉnh sửa tờ khai.
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình nhập khẩu máy may công nghiệp. Mọi thông tin khai báo sẽ được cập nhật lên hệ thống hải quan. Nếu có sai sót, doanh nghiệp nhập khẩu có thể bị phạt theo quy định của luật hải quan. Cần chú ý đến các thông tin như mã HS, thuế suất, tên hàng hóa, xuất xứ, …
Bước 2: Mở tờ khai hải quan Sau khi khai báo xong, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Quý vị sẽ in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến chi cục hải quan để mở tờ khai. Quy trình mở tờ khai phụ thuộc vào trả kết quả phân luồng xanh, vàng, đỏ của tờ khai
Việc mở tờ khai nên được tiến hành sớm nhất có thể, không quá 15 ngày kể từ ngày khai báo. Nếu quá 15 ngày, tờ khai sẽ bị hủy mà không có hàng hóa đến cửa khẩu nhập. Sau khi có tờ khai chính thức, cần liên hệ với chi cục hải quan để tiến hành thủ tục nhập khẩu máy may.
Bước 3: Thông quan hàng hóa Sau khi kiểm tra hồ sơ và không có vấn đề gì, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị có thể thanh toán thuế nhập khẩu và tiến hành thông quan hàng hóa.
Trong một số trường hợp như hàng hóa chờ chứng thư kiểm tra chất lượng hoặc kiểm dịch thực vật, … tờ khai có thể được giải phóng trước để doanh nghiệp mang hàng về kho bảo quản. Sau khi bổ sung đầy đủ hồ sơ, cán bộ hải quan sẽ kiểm tra và thông quan tờ khai.
Bước 4: Vận chuyển hàng về kho và sử dụng Sau khi tờ khai được thông quan, Quý vị có thể thực hiện các công việc vận chuyển hàng về kho bảo quản và sử dụng.
Đây là quy trình tóm tắt các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy may công nghiệp. Nếu cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Zalo, Hotline hoặc Email để được tư vấn.
VII/ Một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu máy may
Trong quá trình hỗ trợ khách hàng làm thủ tục nhập khẩu máy may, H-Cargo Logistics đã rút ra một số kinh nghiệm sau đây và muốn chia sẻ để Quý vị lưu ý.
Nhà nhập khẩu cần tuân thủ các quy định của nhà nước về nghĩa vụ thuế nhập khẩu.
Khi nhập khẩu máy may công nghiệp, việc dán nhãn hàng hóa phải tuân theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Việc xác định đúng mã HS rất quan trọng để tính chính xác mức thuế và tránh bị phạt.
Linh kiện máy may đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu.
Máy may đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu nếu máy có tuổi thọ trên 10 năm.
Các chứng từ gốc cần chuẩn bị trước, bằng cách yêu cầu nhà xuất khẩu gửi về trước. Tránh tình trạng chờ chứng từ gây phát sinh chi phí lưu container và lưu bãi.
Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho Quý vị. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, xin hãy chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp để họ cùng tham khảo. Nếu có bất kỳ góp ý nào, xin vui lòng phản hồi để chúng tôi có thể cải thiện tốt hơn.
Bài viết liên quan:
- Thủ tục nhập khẩu máy CNC - Một số lưu ý quan trọng
- Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô - Một số lưu ý quan trọng
VIII/ Kết luận
Dưới đây là tóm lược về quy trình thủ tục nhập khẩu máy may công nghiệp, bao gồm mã HS, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và các quy định liên quan. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho Quý vị những thông tin cần thiết và hữu ích.
Nếu Quý Khách hàng và Quý Doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu máy may nhưng gặp khó khăn trong việc hoàn tất thủ tục hải quan hoặc vận chuyển, hãy liên hệ với H-Cargo để nhận được sự tư vấn MIỄN PHÍ và NHANH CHÓNG!
Liên hệ để được tư vấn miễn phí: Mr. Tyler Ho - Sales Department Email: tyler.ho@hcargovn.com Hotline/Zalo/Whatsapp: +84 703 360 344 WechatID: tylerho2008
Comments