top of page
Các hình thức

Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và nhận được nhiều giá trị hơn!

giấy tờ
Post: Blog2_Post

Hướng dẫn chi tiết quy trình và thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em mới nhất

Đã cập nhật: 13 thg 11, 2023

I - Thị trường đồ chơi tại Việt Nam hiện nay

Thị trường nhập khẩu đồ chơi tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Điều này là do tăng trưởng kinh tế, sự quan tâm đến chất lượng và thương hiệu sản phẩm, cùng với sự phát triển của các kênh phân phối online và offline.

Thị trường này đa dạng về sản phẩm, từ đồ chơi thông minh đến đồ chơi giáo dục, và đang đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc nhập khẩu đồ chơi cũng đặt ra những thách thức về kiểm tra chất lượng và đảm bảo an toàn.

Chính phủ và các cơ quan liên quan đang tiến hành các biện pháp để đảm bảo rằng sản phẩm nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cần thiết. Thị trường nhập khẩu đồ chơi ở Việt Nam có tiềm năng phát triển tiếp trong tương lai nhờ vào sự gia tăng thu nhập và sự quan tâm ngày càng cao của người tiêu dùng. Vậy nên doanh nghiệp tham gia vào ngành này cần phải đặc biệt lưu ý trong quy trình và thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em. Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp các thắc mắc liên quan tới thủ tục nhập khẩu cũng như hướng dẫn chi tiết quy trình và thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em.


Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em
(Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em)

II - Chính sách pháp lý

Theo Điều 9 của Thông tư 28/2014TT-BVHTTDL, quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các điểm quan trọng liên quan đến đồ chơi trẻ em là:

  1. Đồ chơi trẻ em phải là hàng mới 100%, chưa qua sử dụng.

  2. Phải đảm bảo chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em, theo quy định tại Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em - QCVN 3:2019/BKHCN.

  3. Các đồ chơi trẻ em phải có nội dung, hình thức, kiểu dáng, tính năng sử dụng không có hại đến giáo dục, phát triển nhân cách của trẻ, không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, và không vi phạm các quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Căn cứ vào Điều 4.3 và 4.4 của Thông tư 09/2019/TT-BKHCN, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em, các điểm quan trọng khác là:

  • 4.3. Đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN.

  • 4.4.1. Việc công bố hợp quy đồ chơi trẻ em phải dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP, hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN.

  • 4.4.2. Đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, việc chứng nhận hợp quy có thể thực hiện theo các phương thức 5 hoặc 7, tùy theo điều kiện cụ thể.

Như vậy, để nhập khẩu đồ chơi trẻ em, bạn cần tuân thủ những quy định này để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng.


III - Mã HS và thuế suất cho mặt hàng đồ chơi trẻ em

Đồ chơi trẻ em được phân loại trong mã HS thuộc Chương 95 về Đồ chơi, dụng cụ cho trò chơi và thể thao, cụ thể là nhóm mã 9503. Bảng sau đây liệt kê 1 số mã HS và thuế suất liên quan tới đồ chơi trẻ em:

IV - Bộ hồ sơ để làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em

1. Chứng từ và hồ sơ cần để hợp quy đồ chơi nhập khẩu gồm

  • Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định

  • Bản trình bày chi tiết về tính năng, đặc điểm,… của sản phẩm

  • Kết quả quá trình thử nghiệm tại phòng thí nghiệm của cá nhân được công nhận hay phòng thí nghiệm được chỉ định

  • Kế hoạch quản lý sản phẩm và quy trình sản xuất hoặc bản sao chứng chỉ ISO 9001 nếu tổ chức quản lý chất lượng chuẩn ISO 9001

  • Chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất xứ

  • Kế hoạch giảm sát định kỳ

  • Bản chứng nhận hợp quy được tổ chức có thẩm quyền cấp

  • Các tài liệu liên quan khác

2. Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em

Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em bao gồm:

  • Sales contract (Hợp đồng thương mại)

  • Invoice (Hoá đơn)

  • Packing list (Phiếu đóng gói)

  • Bill of lading (Vận đơn đường biển)

  • CO (certificate of original)

  • CQ (Certificate of Quality)

  • Catalogue

  • Thông tin nhãn phụ

  • Tờ khai hải quan

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành. Và bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

  • Tên hàng hóa;

  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

  • Xuất xứ hàng hóa;

  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

Ngoài quy định chung về nhãn mác như trên, Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 về nhãn hàng hóa có quy định về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn đồ chơi trẻ em (điều 24, phụ lục I) bao gồm các nội dung:

  • Thành phần;

  • Thông số kỹ thuật;

  • Thông tin cảnh báo;

  • Hướng dẫn sử dụng;

  • Năm sản xuất.

Ngoài ra trên nhãn của đồ chơi trẻ em còn phải thể hiện đầy đủ các cảnh báo và hướng dẫn sử dụng cho đồ chơi theo quy định nêu trong các tiêu chuẩn tương ứng thuộc bộ TCVN 6238 (ISO 8124).

Nội dung liên quan:
- Hướng Dẫn Thủ Tục Xuất Khẩu Nội Thất Gỗ Chi Tiết 2023
- Thủ tục nhập khẩu thép

V - Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi cho trẻ em

Để thực hiện thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em, cần tuân theo các bước sau:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa

Bước 2: Chứng nhận hợp quy sản phẩm

Quy trình chi tiết để thực hiện thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em như sau:

  • Đầu tiên, bạn phải đến cơ quan đăng ký kiểm tra của nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và công bố áp dụng tại Cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu hoặc điểm kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Người nhập khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa mà họ nhập khẩu.

  • Trong vòng một ngày làm việc, cơ quan kiểm tra sẽ xác nhận rằng bạn đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo hồ sơ đăng ký của bạn. Bạn cần nộp bản đăng ký này, đã được cơ quan kiểm tra xác nhận, cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.

  • Về phần chứng nhận hợp quy sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu sẽ được chứng nhận hợp quy bằng cách thực hiện một trong hai phương pháp sau đây: thử nghiệm mẫu đại diện và đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm hoặc chứng nhận hợp quy tại cơ sở sản xuất nước ngoài (nếu có yêu cầu từ cơ sở sản xuất nước ngoài). Thời hạn để hoàn thành quy trình này là 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa.

  • Bạn phải nộp bản sao và bản gốc (đã ký tên và đóng dấu của bạn) của chứng chỉ chất lượng (giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật từ tổ chức chứng nhận hoặc giấy chứng thư giám định phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật từ tổ chức giám định). Nếu sản phẩm đã được chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, bạn cần hoàn tất quy trình này trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa.

  • Bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và đảm bảo rằng hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và công bố áp dụng. Nếu sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc công bố áp dụng, bạn phải báo cáo cho cơ quan kiểm tra và thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật.

  • Cuối cùng, sau khi cơ quan kiểm tra xác nhận rằng hàng hóa đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, họ sẽ phát thông báo cho bạn. Khi đó, hàng hóa được phép lưu hành trên thị trường Việt Nam.

Liên hệ để được tư vấn miễn phí:

  • Mr. Jayce Nguyen – Marketing Department

  • Email: Jayce.nguyen@hcargovn.com

  • Hotline: 0388629262

Commenti

Valutazione 0 stelle su 5.
Non ci sono ancora valutazioni

Aggiungi una valutazione
bottom of page