Nội dungg bài viết: I. Chính sách nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí II. Dán nhãn hàng nhập khẩu III. Mã HS Code đèn chùm, đèn trang trí IV. Bộ hồ sơ nhập đèn chùm, đèn trang trí V. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí VI. Một số điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí FAQs
Trong thế giới của đồ nội thất, đèn chùm và đèn trang trí không chỉ là những vật dụng cần thiết mà còn là điểm nhấn quan trọng, tạo nên không gian sang trọng và ấn tượng cho một căn phòng.
Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp trang trí nội thất, năm 2024 chứng kiến sự xuất hiện của nhiều xu hướng mới trong thiết kế và công nghệ sản xuất đèn chùm, đèn trang trí.
Tuy nhiên, quá trình nhập khẩu các sản phẩm này đòi hỏi sự chú ý đến các thủ tục pháp lý, quy định về an toàn và chất lượng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình nhập khẩu và lưu ý cần thiết khi nhập khẩu mặt hàng này. Sau đây hãy cùng H-Cargo tìm hiểu về quy trình nhập khẩu mặt hàng này nhé.
I. Chính sách nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí
Để nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí về Việt Nam các doanh nghiệp cần phải biết và tuân thủ các quy định pháp luật mà nhà nước đã ban hành dưới đây:
Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007
Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
Thông tư 08/2019/TT-BKHCN ngày 25/09/2019
Quyết định số 1383/QĐ-BKHCN ngày 22/05/2020
Các loại đèn HS 9405 có công suất dưới 60W , điện áp không quá 250 V, theo TCVN-11844-201
Căn cứ theo các văn bản pháp luật trên thì mặt hàng đèn chùm, đèn trang trí không thuộc danh mục cấm nhập khẩu nên doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu như các mặt hàng thông thường.
II. Dán nhãn hàng nhập khẩu
Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí.
1. Nội dung nhãn mác
Ngoài việc áp dụng nhãn, nội dung trên nhãn cũng đóng vai trò quan trọng. Cụ thể, quy định về nội dung nhãn cho các mặt hàng được đề cập trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
Đối với đèn chùm, đèn trang trí, một nhãn mác đầy đủ cần chứa các thông tin sau:
Thông tin về người xuất khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).
Thông tin về người nhập khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).
Tên và mô tả chi tiết về sản phẩm.
Xuất xứ của sản phẩm.
Đây là các thông tin cơ bản mà cần phải xuất hiện trên nhãn sản phẩm. Nếu các thông tin này được hiển thị bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác, thì cần phải có phiên dịch tương ứng. Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí và phát hiện sự không phù hợp với quy định, hải quan kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra nội dung trên nhãn với sự cẩn trọng đặc biệt.
2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa
Việc dán nhãn lên hàng hóa là điều quan trọng, nhưng việc đặt nhãn đúng vị trí còn quan trọng hơn nhiều. Trong quá trình nhập khẩu, nhãn hàng hóa cần được gắn lên các bề mặt khác nhau của sản phẩm, bao gồm trên thùng carton, trên kiện gỗ, và trên bao bì sản phẩm. Đặt nhãn tại bất kỳ vị trí nào, miễn là dễ dàng kiểm tra và thấy được, đều đáng kể.
Đảm bảo rằng nhãn được đặt đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình kiểm tra hải quan khi thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí. Đối với các sản phẩm bán lẻ trên thị trường, cần phải đính kèm nhiều thông tin khác nhau trên nhãn, bao gồm thông tin về nhà sản xuất, trọng lượng sản phẩm, thông số kỹ thuật, ngày sản xuất và các cảnh báo về an toàn.
3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn
Việc đính kèm nhãn trên hàng hóa là một yêu cầu pháp lý quan trọng. Trong trường hợp hàng hóa không được trang bị nhãn hoặc nội dung nhãn không chính xác khi nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải đối mặt với các rủi ro sau đây:
Chịu mức phạt theo quy định, với mức phạt được xác định trong Điều 22 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
Mất quyền hưởng lợi từ thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, do việc xác nhận xuất xứ bị từ chối.
Tiềm ẩn nguy cơ mất hàng hoặc hỏng hóc trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển do thiếu thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa.
Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định về đính kèm nhãn đúng cách khi thực hiện nhập khẩu hàng hóa.
III. Mã HS Code đèn chùm, đèn trang trí
1. Mã HS Code
Mã HS đóng vai trò quan trọng nhất trong các thủ tục nhập khẩu của mọi loại hàng hóa. Việc xác định mã HS sẽ ảnh hưởng đến việc áp thuế nhập khẩu, thuế GTGT và các chính sách liên quan đến nhập khẩu. Để xác định chính xác mã HS cho mặt hàng, quan trọng phải hiểu rõ về các đặc tính của sản phẩm: nguyên liệu, thành phần, và tính chất của hàng hóa.
Dựa vào đặc tính và cấu tạo riêng biệt của từng loại đèn chùm, đèn trang trí, quá trình xác định Mã HS Code chính xác cho từng loại trở nên quan trọng. Mã HS Code của đèn chùm, đèn trang trí được quy định như sau:
94.05: Đèn và bộ đèn kể cả đèn pha và đèn rọi và bộ phận của chúng, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự, có nguồn sáng cố định thường xuyên, và bộ phận của chúng chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
9405.10: – Bộ đèn chùm và đèn điện trần hoặc đèn điện tường khác, trừ các loại được sử dụng ở các không gian mở công cộng hoặc đường phố lớn:
9405.10.99: – – Loại khác.
2. Những rủi ro khi áp sai mã HS Code
Tìm ra đúng mã HS là điều cực kỳ quan trọng trong quá trình nhập khẩu các loại đèn chùm, đèn trang trí. Việc nhầm lẫn mã HS có thể đem đến những rủi ro đáng kể như sau:
Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai báo sai mã HS có thể dẫn đến việc chậm trễ trong quá trình thủ tục hải quan do cần thêm thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về hàng hóa.
Chịu phạt theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP về việc khai báo sai mã HS.
Giao hàng chậm: Nếu phát hiện hàng hóa có sai sót về mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu điều chỉnh hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến việc giao hàng chậm và ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Phải đối mặt với mức phạt từ 2,000,000 VND đến 3 lần số thuế nếu phát sinh việc khai báo thuế nhập khẩu không chính xác.
3. Cách tính thuế nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí
Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành khi làm thủ tục nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí. Nghĩa vụ thuế là khoản bắt buộc và hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Thuê NK có 2 loại thuế. Thuế nhập khẩu phụ thuộc vào mã HS Code của hàng hóa được chọn.
Cách tính thuế nhập khẩu của đèn chùm, đèn trang trí như sau:
Thuế nhập khẩu xác định theo mã HS Code thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT.
IV. Bộ hồ sơ nhập đèn chùm, đèn trang trí
Dựa vào Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, đã được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018, để chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí, các yếu tố sau cần được xem xét:
Tờ khai hải quan
Vận đơn (Bill of lading)
Danh sách đóng gói (Packing list)
Hợp đồng thương mại (Sale contract)
Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có
Catalog (nếu có)
Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (đối với đèn led phải kiểm tra chất lượng).
Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu (cho đèn phải kiểm tra hiệu suất)
Các tài liệu này cần được cung cấp để làm thủ tục thông quan cho mặt hàng đèn chùm, đèn trang trí. Trong số các chứng từ này, tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn và chứng nhận xuất xứ là những tài liệu quan trọng nhất. Những tài liệu khác sẽ được yêu cầu bổ sung nếu cơ quan Hải quan có yêu cầu cụ thể.
V. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí
Theo quy định của Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, cùng sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 thì quy trình làm thủ tục nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí được quy định gồm các bước như sau:
Bước 1. Khai tờ khai hải quan
Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, Commercial invoice, Packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs đèn chùm, đèn trang trí. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
Việc khai báo tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan. Đòi hỏi người nhập khẩu phải có hiểu biết về việc nhập liệu lên phần mềm. Không nên tự ý khai tờ khai hải quan khi Quý vị chưa hiểu rõ về công việc này. Việc tự ý khai có thể dễ bị dính những điểm không thể sửa trên tờ khai hải quan. Lúc đó sẽ mất rất nhiều chi phí và thời gian để khắc phục.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng thì người khai hải quan phải thực hiện khai báo tờ khai hải quan. Nếu để quá thời hạn này thì người nhập khẩu phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.
Bước 2. Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Việc mở tờ khai phải tiến hành sớm nhất có thể, chậm nhất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai. Người khai báo phải mang hồ sơ đến Chi cục hải quan để thực hiện mở tờ khai hải quan. Trong thời hạn quá 15 ngày tờ khai sẽ bị hủy và Quý vị phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.
Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
Trong một số trường hợp tờ khai sẽ được giải phóng để mang hàng về kho bảo quản trước. Sau khi bổ sung đầy đủ hồ sơ thì hải quan sẽ tiến thành thông quan tờ khai hải quan. Khi tờ khai chưa thông quan thì cần phải tiến hành các thủ tục để cho tờ khai thông quan. Nếu quá hạn thì Quý vị sẽ phải đối mặt với phí phạt và sẽ mất rất nhiều thời gian.
Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng
Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho. Để có thể mang hàng về kho Quý vị cần phải chuẩn bị trước lệnh giao hàng, phiếu lấy hàng tại cảng và bố trí phương tiện lấy hàng. Tránh tình trạng tờ khai đã xong nhưng có lệnh của hãng tàu để lấy hàng ra khỏi cảng. Xong bước 4 quy trình làm thủ tục nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí Bên cạnh đó quý vị phải thực hiện xong phần còn lại của kiểm tra chất lượng, dán nhãn năng lượng cho đèn của mình thì mới được đưa hàng ra kinh doanh trên thị trường
VI. Một số điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí
Xác định nguồn gốc và chất lượng sản phẩm: Trước khi nhập khẩu, cần kiểm tra nguồn gốc và chất lượng của đèn chùm, đèn trang trí để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.
Tuân thủ quy định pháp luật: Đảm bảo rằng quá trình nhập khẩu tuân thủ đầy đủ các quy định và quy phạm pháp luật về thương mại quốc tế, an toàn và chất lượng của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
Bảo quản và vận chuyển an toàn: Chọn lựa phương tiện vận chuyển phù hợp và đảm bảo điều kiện bảo quản sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển để giữ được chất lượng và tránh hỏng hóc.
Thủ tục hải quan: Thực hiện đầy đủ và chính xác các thủ tục hải quan cần thiết để đảm bảo việc nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí diễn ra một cách suôn sẻ và hợp pháp.
Bằng việc tuân thủ các điều này, quá trình nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí sẽ diễn ra một cách hiệu quả và an toàn, đảm bảo nguồn cung ổn định và đa dạng cho thị trường trang trí nội thất tại Việt Nam vào năm 2024.
Trên đây là toàn bộ quy trình thủ tục nhập khẩu và những lưu ý quan trọng khi bạn nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí . Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp quy vị hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu èn chùm, đèn trang trí để tranh gặp phải những sai sót không đáng có trong quá trình nhập khẩu.
Bài viết liên quan:
- Thủ tục nhập khẩu nhân sâm mới nhất 2024
- Thủ tục nhập khẩu máy khoan cầm tay
FAQs
Quy trình nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí như thế nào?
⇒ Quy trình nhập khẩu đèn chùm, đèn trang trí bao gồm chọn lựa nhà cung cấp, kiểm tra chất lượng sản phẩm, thực hiện thủ tục hải quan và kiểm dịch, sau đó vận chuyển sản phẩm đến điểm đích.
Các quốc gia nào sản xuất và cung cấp đèn chùm, đèn trang trí cho thị trường Việt Nam?
⇒ Các quốc gia phổ biến sản xuất và cung cấp đèn chùm, đèn trang trí cho thị trường Việt Nam bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý và Đức.
Làm thế nào để đảm bảo rằng đèn chùm, đèn trang trí nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng?
⇒ Để đảm bảo rằng đèn chùm, đèn trang trí nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng, cần chọn lựa nhà cung cấp có uy tín, kiểm tra chứng nhận và tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn và chất lượng.
Làm thế nào để bảo quản đèn chùm, đèn trang trí sau khi nhập khẩu?
⇒ Đèn chùm, đèn trang trí sau khi nhập khẩu cần được bảo quản trong điều kiện khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm.
Liên hệ để được tư vấn miễn phí: Ryan Hoang - Global Network Department Email: ryan.hoang@hcargovn.com Hotline: 0947 672 825
nội dung khá chi tiết, đúng với nội dung tôi đang tìm kiếm