top of page
Các hình thức

Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và nhận được nhiều giá trị hơn!

giấy tờ
Post: Blog2_Post

Hướng dẫn tính chi phí vận chuyển hàng lẻ bằng đường biển

Đã cập nhật: 20 thg 10, 2023

Nội dụng bài viết: I. Hàng lẻ (LCL) là gì? II. Lợi ích vận chuyển hàng LCL III. Một số phụ phí đầu nhập phổ biến trong vận chuyển hàng lẻ 1. Phí xếp dở, phí cầu cảng (THC – Terminal Handling Fee) 2. Phí phát hành (D/O – Lệnh giao hàng) 3. Phí kho CFS (Container freight station) 4. Phí mất cân bằng container (CIC – Container Imbalance Charge) 5. Phụ phí khác IV. Cách tính cước vận chuyển hàng lẻ 1. Thuật ngữ cơ bản 2. Các bước để tính giá cước vận chuyển của một lô hàng nhập LCL

I. Hàng lẻ (LCL) là gì?

  • Là thuật ngữ trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, chỉ đến việc vận chuyển hàng hóa có khối lượng nhỏ hoặc không đủ để lấp đầy một container vận chuyển. Thay vì phải thuê toàn bộ container, các đơn vị vận chuyển hàng LCL sẽ kết hợp hàng của nhiều khách hàng khác nhau trong cùng một container và tính phí theo khối lượng hoặc kích thước của từng đơn hàng.

II. Lợi ích vận chuyển hàng LCL

  • Tiết kiệm chi phí vì chủ hàng chỉ phải trả tiền cho phần không gian lưu kho và vận chuyển thực tế của hàng hóa

  • Việc gom hàng lẻ LCL của nhiều khách hàng trong một container giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển

  • Sử dụng dịch vụ hàng lẻ LCL giúp tiết kiệm chi phí lưu kho do không cần phải sử dụng diện tích kho lớn để lưu trữ hàng hóa.

III. Một số phụ phí đầu nhập phổ biến trong vận chuyển hàng lẻ

1. Phí xếp dở, phí cầu cảng (THC – Terminal Handling Fee)

  • Phụ phí xếp dỡ tại cảng do cảng thu hãng tàu. Sau đó hãng tàu thu lại forwarder hoặc chủ hàng. Phí cầu cảng sẽ được thu theo số lượng container vận chuyển. Mức thu tính trên số container, loại container. Do đó phí THC được thu phụ thuộc vào loại container vận chuyển của chủ hàng.

  • Phí xếp dở , cầu cảng thực chất là tiền công trả cho hoạt động vận chuyển container từ bãi container lên tàu hoặc từ tàu xuống bãi. Cầu cảng thu loại phí này như tiền thuê nhân công, trang thiết bị bốc xếp và nơi để container cho chủ hàng.

2. Phí phát hành (D/O – Lệnh giao hàng)

  • Phí D/O được thu tại điểm đến theo mỗi lô hàng (B/L). Để hàng hóa được chủ hàng nhận tại cảng, người nhập khẩu cần phải nhận được lệnh giao hàng (D/O) bằng cách giao lại bộ B/L gốc cho hãng tàu và đóng đủ các loại phí liên quan. Theo đó, hãng tàu sẽ giao lại D/O cho bạn để nhận hàng. Hiện tại các hãng tàu đã áp dụng EDO ( lệnh giao hàng điện tử) để việc lấy hàng hoá trở nên nhanh chóng hơn.

3. Phí kho CFS (Container freight station)

  • Phí kho CFS (Container Freight Station) là một khoản phí được tính khi hàng hóa được vận chuyển đến CFS để được bốc dỡ và xếp dỡ vào container. CFS là một khu vực lưu trữ và xếp dỡ hàng hóa tại cảng, nơi hàng hóa được đưa vào hoặc lấy ra khỏi container để tiếp tục vận chuyển đến đích. Phí kho CFS thường được tính theo thời gian lưu kho (tính bằng giờ hoặc ngày) hoặc theo khối lượng hàng hóa (tính bằng tấn hoặc CBM)

4. Phí mất cân bằng container (CIC – Container Imbalance Charge)

  • Do Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nên số lượng container đến nhiều hơn số lượng container đi. Do đó, bắt buộc các hãng tàu phải vận chuyển một số container rỗng từ Việt Nam đi các nước. Vì vậy, họ thu một khoản phí để bù đắp khi vận chuyển container rỗng.

5. Phụ phí khác:

  • Tùy vào thời điểm nhập hàng cao điểm hay không mà có thể phát sinh thêm một số phụ phí khác như phụ thu mùa cao điểm (PSS) ,phụ phí giảm thiểu lưu huỳnh (LSS) , phụ phí xăng dầu (EBS), phụ phí kẹt cảng ( PCS),…

IV. Cách tính cước vận chuyển hàng lẻ

1. Thuật ngữ cơ bản

  • CBM ( khối): là viết tắt của CuBic meter hay còn gọi là mét khối (m³ ) , đây có thể coi là đơn vị thông dụng nhất để đo thể tích hàng hóa CBM được tính theo công thức dài (m) x cao (m) x rộng (m)

  • Revenue Ton (RT) là đơn vị giá cước vận chuyển LCL được tính bằng cách so sánh giữa giá cước tính theo thể tích (CBM) và giá cước tính theo trọng lượng (MT); giá cước tính theo cách nào cao hơn sẽ được áp dụng cho lô hàng. Tùy theo tuyến vận chuyển mà sẽ có quy ước về trọng lượng khác nhau. 1CBM=1000kgs 1CBM=500kgs 1CBM=363kgs

  • Metric Ton được viết tắt là MT ,là đơn vị dùng để chỉ trọng lượng của hàng hóa (1 Metric Ton = 1.000 kilogram).

2. Các bước để tính giá cước vận chuyển của một lô hàng nhập LCL

  • Bước 1: Bạn hãy đo kích thước các cạnh Dài, Rộng, Cao của kiện hàng theo đơn vị mét (m) để tính được thể tích của kiện hàng này. Ví dụ: Nếu kích thước của một kiện hàng là Dài: 2.5m x Rộng: 1m x Cao: 2.2m thì thể tích của kiện hàng này sẽ là: 2.5 x 1 x 2.2 = 5.5CBM.

  • Bước 2: Cân kiện hàng để xác định trọng lượng theo đơn vị tấn (MT) Ví dụ: Bạn cân kiện hàng biết được trọng lượng là 2 tấn

  • Bước 3: Dựa trên giá cước vận chuyển hàng lẻ được công ty gom hàng lẻ chào, bạn tính giá cước theo 2 đơn vị thể tích và trọng lượng. Ví dụ: Cước vận chuyển HCM đến Rotterdam là $25/tấn, thì giá cước vận chuyển cho kiện hàng này sẽ được tính như sau: +Giá cước vận chuyển tính theo thể tích CBM: 5.5CBM x $25 = $137.5 +Giá cước vận chuyển tính theo trọng lượng MT: 3 tấn x $25 = $75

  • Bước 4: So sánh giá cước giữa 2 cách trên và lấy giá cước nào cao hơn. Giá cước cao hơn sẽ được áp dụng cho kiện hàng này.

⇒Như vậy cước sẽ được tính theo thể tích: $137,5


Chúng tôi hy vọng rằng thông tin và cách tính cước vận chuyển đường biển hàng lẻ LCL nhập khẩu đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về chi phí cần thiết khi nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam. Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác nhập khẩu uy tín hoặc đang gặp khó khăn về thủ tục xuất nhập khẩu, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn trực tiếp và miễn phí. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn trong quá trình nhập khẩu hàng hóa một cách thuận tiện và hiệu quả nhất.


Thông tin liên hệ: Ms. Rita Ngo Phone: +84 367 474 300 Email: rita.ngo@hcargovn.com Wechat: Ritatra

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page