Nội dung bài viết: I. Tình hình xuất khẩu gạo hiện nay 1. Nhu cầu gạo xuất khẩu hiện nay 2. Triển vọng phát triển của mặt hàng gạo II. Quy định về xuất khẩu gạo 1. Chính sách và quy định liên quan đến xuất khẩu 2. Điều kiện và yêu cầu để được xuất khẩu gạo III. Hồ sơ và thủ tục xin chứng nhận xuất khẩu gạo 1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu 2. Thủ tục xin chứng nhận xuất khẩu IV. Mã HS và biểu thuế của mặt hàng gạo 1. Mã HS mặt hàng gạo 2. Các loại thuế khi xuất khẩu mặt hàng gạo V. Hồ sơ thủ tục xuất khẩu gạo VI. Kiểm dịch thực vật khi làm thủ tục xuất khẩu
Xuất khẩu gạo là một trong những ngành kinh doanh quan trọng và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Năm 2023 đang đến gần và nhu cầu xuất khẩu gạo tiếp tục tăng cao. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xuất khau từ A đến Z, từ các thủ tục cần biết, mã HS và biểu thuế, thủ tục hải quan, đăng ký hợp đồng, hồ sơ thủ tục, đến những lưu ý quan trọng và cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực này.
I. Tình hình xuất khẩu hiện nay
1. Nhu cầu xuất khẩu hiện nay
Mặt hàng gạo đang đóng góp một phần lớn vào tổng kim ngạch xuat khau của Việt Nam. Nhu cầu xuất khau tiếp tục gia tăng, đặc biệt là từ các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Indonesia, Philippines và các nước châu Phi. Trong khi đó, các tỉnh thành Việt Nam cũng tập trung vào việc gom gạo từ các vùng nông thôn để đáp ứng nhu cầu xk và nâng cao giá trị xuat khẩu gạo.
2. Triển vọng phát triển của mặt hàng gạo
Năm 2023, dự kiến xk của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Thị trường xk gạo đang có những thay đổi tích cực với nhu cầu cao từ các quốc gia đối tác. Trong bối cảnh dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, xk gạo có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển nền kinh tế quốc gia.
II. Quy định về xuất khẩu gạo
1. Chính sách và quy định liên quan đến thủ tục xuất khẩu gạo
Gạo là một mặt hàng được khuyến khích xuất, tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp mới bước chân vào lĩnh vực xk gạo, việc nắm rõ các quy định về chính sách xuat khau là cực kỳ quan trọng. Quý doanh nghiệp xem thêm văn bản sau để nắm rõ hơn về các chính sách và quy định xuất khau mặt hàng gạo:
2. Điều kiện và yêu cầu để được xuất khẩu mặt hàng gạo
Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xk gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng mình việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình được thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
III. Hồ sơ và thủ tục xin chứng nhận xuat khẩu mặt hàng gạo
1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Bộ Công Thương sẽ chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận này cho thương nhân, hồ sơ sẽ bao gồm:
Đơn đề nghị Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo ( 1 bản chính)
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư: 1 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay xác, chế biến thóc, gạo( đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 1 bản sao, có xác nhận và đóng dấu bản sao y bản chinh của thương nhân.
2. Thủ tục xin chứng nhận xuat khẩu
Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trung, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bộ Công thương xem xét, cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 2 quy định tại phụ lục kèm theo quy định số 107/2018/NĐ-CP
Trường hợp không đồng ý cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xk gạo.
IV. Mã HS và biểu thuế của mặt hàng gạo
1. Mã HS mặt hàng gạo
Phụ thuộc vào từng loại gạo, mã HS sẽ có sự khác biệt. Theo quy định, mã HS của gạo xk thuộc nhóm hàng chương 10 - Ngũ cốc, cụ thể là mã nhóm 1006. Dưới đây là danh sách mã HS chi tiết cho từng loại gạo:
Mã HS cho Thóc là 100610.
Mã HS cho Gạo lứt là 100620.
Mã HS cho Gạo đã được xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã được đánh bóng hoặc chưa được đánh bóng là 100630.
2. Các loại thuế khi xuất khẩu mặt hàng gạo
Theo quy định, đối với việc áp dụng thuế trong quá trình xk, cả hai khoản thuế, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế xk, đều được miễn hoàn toàn. Chi tiết như sau:
Thuế giá trị gia tăng (VAT): Theo quy định hiện tại về hoạt động xuất khau, thuế VAT áp dụng cho các mặt hàng được xuat khau, trong đó bao gồm cả gạo, sẽ là 0%. Điều này đồng nghĩa rằng, không có khoản thuế VAT nào được tính vào giá trị xk của gạo.
Thuế xuat khẩu: Hiện nay, thuế xk đối với gạo là 0%, có nghĩa là không có khoản thuế nào được áp dụng đối với việc xk gạo.
Như vậy, việc miễn thuế cả VAT và thuế xk cho gạo xuat khẩu giúp tăng cường sự hấp dẫn của ngành công nghiệp này, đồng thời giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuat khẩu một cách hiệu quả.
V. Hồ sơ thủ tục xuất khẩu gạo
Bộ hồ sơ hải quan để làm thủ tục xuất khẩu gạo gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:
Tờ khai hải quan xuat khẩu
Hợp đồng thương mại ( Commercial contract)
Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại);
Packing List (Phiếu đóng gói);
Giấy phép xuất khẩu gạo
Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:
Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)
Certificate of Quality (Giấy chứng nhận lưu hành tự do) (CFS)
Certificate of Health (Giấy chứng nhận y tế) (H/C)
Phytosanitary Certificate (Chứng từ kiểm dịch thực vật )
Fumigation Certificate (Giấy chứng nhận hun trùng )
Các chứng từ liên quan khác,...
VI. Kiểm dịch thực vật khi làm thủ tục xuất khẩu
Kiểm dịch thực vật là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo gạo xuat khẩu không có sâu bệnh hay nhiễm khuẩn có hại. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng gạo bao gồm:
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (Theo mẫu của cơ quan kiểm dịch được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT);
Hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói hàng hóa nếu có;
Giấy ủy quyền của chủ hàng (Trong trường hợp bên đăng ký là người được chủ hàng ủy quyền);
Mẫu gạo của lô hàng cần kiểm dịch.
Nội dung liên quan: Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu thanh long vào thị trường Trung Quốc
VII. Kết luận
Xuất khẩu gạo đóng góp một phần lớn vào nền kinh tế Việt Nam. Để thành công trong việc xuat khau mặt hàng gạo, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định và thủ tục liên quan, đảm bảo chất lượng gạo và tìm hiểu và tiếp cận thị trường tiềm năng. Sự đầu tư và chú trọng vào nâng cao chất lượng gạo cũng giúp tăng cường cạnh tranh và phát triển bền vững trong lĩnh vực này. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc về thủ tục xuất khẩu gạo, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Thông tin liên hệ: Mr. Sky Le - Sales Supervisor Phone: +84 377 080 567 Email: sky.le@hcargovn.com
Comments