Rơ le là một công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện. Chuyên dùng để đóng cắt những dòng điện lớn mà những hệ thống mạch điều khiển không thể trực tiếp can thiệp. Người ta sẽ sử dụng rơ le để đóng cắt dòng điện cao. Hiện nay, phần lớn rơ le đang bày bán tại Việt Nam đa số đều được nhập khẩu từ nước ngoài về.
Vậy đối với các doanh nghiệp việc nhập khẩu rơ le cần thông qua những chính sách nhập khẩu gì của nhà nước? Thuế và mã HS code của mặt hàng này là bao nhiêu? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được H-Cargo Logistics Việt Nam giải đáp trong bài viết này, đừng vội bỏ qua nhé!
I. Chính Sách Nhập Khẩu Rơ Le
Quy trình thủ tục và chính sách nhập khẩu linh kiện điện tử được quy định tại các văn bản pháp luật sau đây:
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;
Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Theo những văn bản pháp luật ở trên thì rơ le không thuộc danh mục hàng hóa cắm nhập khẩu. Tuy nhiên theo quyết định 1182/QĐ-BCT, mặt hàng rơ le cần kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan. Ngoài ra, đối với rơ le đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Khi làm thủ tục nhập khẩu rơ le cần lưu ý những điểm sau đây:
Rơ le đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu;
Khi nhập khẩu rơ le thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
Xác định đúng mã hs để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.
II. Xác Định Mã HS & Thuế Nhập Khẩu Rơ Le
1. HS Code Rơ Le
Dưới đây là một số HS Code của mặt hàng rơ le cho bạn tham khảo:
2. Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu của 2 mã HS Rơ Le năm 2023 như sau:
Ngoài ra, có nhiều mức thuế khác đối với các nước có hiệp định song phương và đa phương với Việt Nam. Hãy liên hệ H-Cargo Logistics để được tư vấn chính xác nhất về HS Code và thuế cho đơn hàng nhập khẩu của bạn.
IV. Dán Nhãn Hàng Nhập Khẩu
Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định quan trọng. Nó giúp cơ quan hải quan quản lý được hàng hóa, xác định xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu rơ le.
Để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ, nhãn mác trên sản phẩm phải tuân thủ quy tắc "3M" như sau:
Thông tin của người nhà xuất khẩu (Manufacturer)
Tên và thông tin sản phẩm (Model)
Xuất xứ của sản phẩm (Made in)
Đây là những nội dung cơ bản và bắt buộc phải có trên nhãn mác của hàng hóa. Thông tin trên nhãn mác cần phải sử dụng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác có phiên dịch đi kèm.
Việc dán nhãn lên sản phẩm là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, việc đặt nhãn mác đúng vị trí cũng rất quan trọng. Trong quá trình nhập khẩu, nhãn hàng hóa cần phải được dán lên các bề mặt của kiện hàng, bao gồm thùng carton, kiện gỗ, hoặc bao bì sản phẩm. Điều này có ý nghĩa quan trọng để dễ dàng kiem tra và nhận biết hàng hóa một cách nhanh chóng và chính xác trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu. Việc dán nhãn mác đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quá trình kiểm tra hải quan khi nhập khẩu hàng hóa.
V. Bộ Hồ Sơ Làm Thủ Tục Nhập Khẩu Rơ Le
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu rơ le nói riêng, thủ tục nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung, được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 bao gồm:
Tờ khai hải quan
Hợp đồng thương mại (Sale contract);
Hóa đơn thương mại (Commercial invoice),
Danh sách đóng gói (Packing list),
Vận đơn (Bill of lading);
Chứng nhận xuất xứ (nếu có);
Catalog (nếu có), và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.
Ngoài ra đối với mặt hàng rơ le, Bộ hồ sơ nhập khẩu cần thêm giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành. Trên đây là toàn bộ chứng từ dùng để làm thủ tục nhập khẩu Rơ Le. Quan trọng nhất là tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn. Những chứng từ khác sẽ được bổ sung nếu cơ quan Hải quan có yêu cầu.
VI. Quy Trình Làm Thủ Tục Nhập Khẩu Rơ Le
Bước 1. Khai tờ khai hải quan
Sau khi bạn đã có đủ bộ hồ sơ chứng nhập khẩu từ nhà xuất khẩu doanh nghiệp tiến hành thực hiện khai báo tờ khai hải quan trên phần mềm ECUS5/VNACC.
Bước 2. Mở tờ khai hải quan
Sau khi hoàn tất việc khai báo tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Tùy thuộc vào luồng tờ khai xanh, vàng, hoặc đỏ, bạn sẽ tiến hành mở tờ khai tại chi cục hải quan tương ứng. Để mở tờ khai, bạn cần in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan.
Luồng xanh: miễn kiểm tra hồ sơ và được thông quan hàng hoá
Luồng vàng: kiểm tra hồ sơ hàng hoá
Luồng đỏ: Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tể hàng hoá
Bước 3. Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ duyệt hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành đóng thuế khi đó lô hàng sẽ được duyệt thông quan trên hệ thống.
Bước 4. Mang Hàng Về Bảo Quản và Sử Dụng
Sau khi thông quan, bạn cần chăm sóc và lưu trữ rơ le một cách đúng cách để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Nội dung liên quan:
- Thủ Tục Nhập Khẩu Đồ Nội Thất:Hướng Dẫn Chi Tiết và Chính Sách
- Hướng Dẫn Thủ Tục Xuất Khẩu Nội Thất Gỗ Chi Tiết 2023
VII. Kết Luận
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu rơ le:
Thủ tục nhập khẩu rơ le có thể phức tạp, nhưng hiểu rõ và tuân thủ quy định sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro và đảm bảo rằng bạn có thể kinh doanh sản phẩm một cách thành công tại thị trường Việt Nam. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn cập nhật thông tin về chính sách và quy định nhập khẩu để thực hiện quá trình nhập khẩu một cách suôn sẻ. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình nhập khẩu rơ le, hãy liên hệ H-Cargo Logistics, công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Thông tin liên hệ: H-CARGO INTERNATIONAL LOGISTICS Head office: 36A Nguyen Gia Tri St., Ward 25, Binh Thanh Dist., HCMC, Vietnam Hotline: +84 283 5359 678 Email: info@hcargovn.com
コメント