top of page
Các hình thức

Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và nhận được nhiều giá trị hơn!

giấy tờ
Post: Blog2_Post

Hướng dẫn kiểm tra thuế nhập khẩu vào Mỹ

Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết rằng, trong 11 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ đứng đầu là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 88 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường Mỹ đóng góp một phần lớn vào tổng giá trị xuất khẩu của nước ta. Số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang Hoa Kỳ ngày càng tăng, tuy nhiên, vẫn tồn tại một số khó khăn liên quan đến hiểu biết về chi phí và chính sách thuế nhập khẩu hàng hóa vào thị trường này.

H-Cargo Logistics đặt ra mục tiêu hướng dẫn các doanh nghiệp nắm bắt thông tin về biểu thuế xuất khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Chúng tôi hiểu rằng việc này không chỉ là cơ hội mở rộng thị trường mà còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa chi phí vận chuyển đến người mua tại Mỹ.


Cách kiểm tra thuế nhập khẩu vào Mỹ
(Huong dan kiem tra thue nhap khau vao USA)

I. Biểu thuế nhập khẩu là gì?

Biểu thuế nhập khẩu (hay còn gọi là biểu thuế quan) HTS hiện hành của Hoa Kỳ được ban hành trong Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1989. Hệ thống thuế quan (thuế nhập khẩu) của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở hệ thống thuế quan (gọi tắt là HS) của Hội đồng Hợp tác Hải quan, một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tai Bruxen. Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể thay đổi và được công bố hàng năm.


II. Thuế nhập khẩu vào thị trường Mỹ


1. Các loại thuế nhập khẩu:

  • Thuế theo trị giá: Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu

  • Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: Một số hàng hoá, chủ yếu là nông sản và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng. Loại thuế này chiếm khoảng 12% số dòng thuế trong biểu thuế HTS của Hoa Kỳ.

  • Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng. Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nông sản.

  • Thuế theo hạn ngạch: Ngoài ra, một số loại hàng hoá khác phải chịu thuế hạn ngạch. Hàng hoá nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởng mức thuế thấp hơn, trong khi đó hàng nhập vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuế cao hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu.

  • Thuế theo thời vụ: Mức thuế đối với một số loại nông sản có thể thay đổi theo thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm.

2. Các mức thuế nhập khẩu:

  • Mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

  • Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) được áp dung đối với những nước chưa phải là thành viên WTO và chưa ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ như Lào, Cuba, Bắc Triều Tiên. Thuế suất Non-MFN nằm trong khoảng từ 20% đến 110%, cao hơn nhiều lần so với thuế suất MFN. Mức thuế Non- FMN được ghi trong cột 2 của biểu thuế HTS của Hoa Kỳ.

  • Mức thuế áp dụng với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Hàng hoá nhập khẩu từ Canada và Mexico được miễn thuế nhập khẩu hoặc được hưởng thuế suất ưu đãi thấp hơn mức thuế MFN

  • Chế độ ưu đãi độ thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP). Một số hàng hoá nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được Hoa kỳ cho hưởng GSP được miễn thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Chương trình GSP của Hoa kỳ thực sự được thực hiện từ 1 tháng 1 năm 1976 với thời hạn ban đầu là 10 năm. Từ đó đến nay, chương trình này đã được gia hạn nhiều lần với một số sửa đổi.

3. Hướng dẫn kiểm tra thuế nhập khẩu vào Mỹ

  • Đầu tiên bạn cần xác định được mã HS code mặt hàng bạn dự định xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Sau khi đã xác định được HS code, bạn truy cập vào đường link dưới đây để kiểm tra thuế suất nhập khẩu vào Mỹ

tra cứu mã HS
(Tra cuu HS code)

Biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ gồm 21 phần và 96 chương được bố cục thành 7 cột như mẫu dưới đây:


Biểu thuế nhập khẩu của Hoa kỳ
(Bieu thue nhap khau cua Hoa Ky)
  • 2024 Basis Edition có nghĩa là mức thuế ghi trong biểu thuế được cập nhật và áp dụng cho năm 20024

  • Cột Heading/Sub-heading là mã số hàng hoá đến 4 số, 6 số hoặc 8 số.

  • Cột Stat-Suf-Fix là mã số đuôi phục vụ cho mục đích thống kê của Hoa Kỳ. Những mặt hàng không có mã số đuôi này thì hai số không (00) sẽ được thêm vào sau mã số 8 số.

  • Article Decription là mô tả hàng hóa.

  • Unit of Quantity là đơn vị số lượng (có thể là trọng lượng, hoặc khối lượng hoặc chiếc).

  • Mức thuế tối huệ quốc (MFN) được ghi ở cột “General” thuộc cột 1. . Mức thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam hiện nay là mức thuế MFN ghi ở cột này.

  • Mức thuế ưu đãi được ghi ở cột “Special” thuộc cột 1. Trong cột này sẽ note danh sách các nước đặc biệt được áp dụng mức thuế thấp hoặc được miễn thuế hoàn toàn.


Kết Luận:

Kiểm tra thuế nhập khẩu vào Mỹ là một điều rất quan trọng, điều này có thể phức tạp, nhưng hiểu rõ và tìm kiểu kỹ thì sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro và đảm bảo rằng bạn có thể kinh doanh sản phẩm một cách thành công tại thị trường Mỹ. H-Cargo Logistics là một trong những đơn vị chuyên vận chuyển door to door hàng đi Mỹ với nhiều năm kinh nghiệm. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu và tính chi phí vận chuyển giao door đi Mỹ, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.


Thông tin liên hệ: Mr. Sky Le - Sales Suppervisor Phone: +84 377 080 567 Email: sky.le@hcargovn.com

bottom of page