Phương thức vận chuyển là cách để đưa hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, sử dụng một hoặc nhiều phương tiện cùng các hệ thống vận chuyển thông minh để hàng hóa được lưu thông một cách an toàn. Có 6 phương thức vận chuyển phổ biến hiện nay là vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường biển,
đường hàng không, đường nội bộ và vận chuyển dự án đa phương thức.
I. Tổng hợp các phương thức vận chuyển
Mỗi phương thức vận chuyển sẽ có phương tiện vận tải tương ứng. Theo đó, các loại phương tiện thường là xe máy, ô tô, tàu hỏa, tàu biển, máy bay… Khi khách hàng chọn phương thức vận chuyển đồng thời cũng là chọn phương tiện vận tải chính để giao hàng đi. Tùy vào phương tiện mà thời gian và chi phí vận tải hàng hóa sẽ khác nhau, mức độ bảo đảm an toàn cho hàng hóa cũng khác nhau. Dưới đây là các phương thức vận chuyển phổ biến:
1. Vận chuyển bằng đường biển
Vận tải đường biển sử dụng phương tiện chính là tàu biển, tàu thuyền, có thể vận chuyển hàng hóa trong nước hoặc đi ra nước ngoài. Phương thức này thường dùng cho các loại hàng hóa có trọng tải lớn, không cần giao gấp. Tàu biển ít tiêu tốn năng lượng hơn nên chi phí cũng rẻ hơn so với các phương thức vận chuyển khác.
Quy trình vận chuyển bằng đường biển thường bắt đầu từ việc đưa hàng hóa lên tàu tại cảng xuất khẩu, tàu chở hàng di chuyển theo đường biển đến cảng nhập khẩu/cảng đích. Tại cảng đích, hàng hóa sẽ được giải phóng từ tàu biển, thông qua các phương tiện khác (nếu cần) để đến được địa điểm cuối cùng.
2. Vận chuyển bằng đường hàng không
Vận tải bằng đường hàng không là sử dụng máy bay để vận chuyển hàng hóa, có thể giao hàng trong và ngoài nước. Máy bay là một trong những phương tiện vận chuyển nhanh nhất và phổ biến nhất hiện nay, có thể giao hàng đến điểm đích trong thời gian ngắn.
Phương thức vận chuyển đường hàng không thường được sử dụng cho hàng hóa có giá trị cao, hàng hóa dễ hỏng hoặc cần giao gấp. Thời gian giao hàng nhanh thì đòi hỏi chi phí cho việc vận chuyển cần cao hơn so với các phương tiện vận chuyển khác.
3. Vận chuyển bằng đường sắt
Vận chuyển bằng đường sắt là quá trình chuyển giao các loại hàng hóa từ điểm này đến điểm khác bằng hệ thống đường ray và tàu hỏa. Đường sắt là một phương tiện vận chuyển quan trọng trên khắp thế giới, đặc biệt trong việc vận chuyển hàng hóa trên các quãng đường xa và cần tiết kiệm chi phí.
Vận chuyển bằng đường sắt thích hợp cho các loại hàng hóa có thể chịu được thời gian vận chuyển tương đối lâu, không cần giao gấp, hàng hóa đóng gói chặt chẽ, thể tích lớn hoặc hàng hóa cần vận chuyển theo lịch trình cố định.
(Chèn ảnh)
4. Vận chuyển bằng đường bộ
Vận chuyển bằng đường bộ là phương thức giao hàng từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện giao thông trên đường bộ: xe ô tô, xe tải, hay xe buýt. Đây là phương tiện vận chuyển phổ biến và quan trọng nhất trên khắp thế giới, cho phép hàng hóa được vận chuyển một cách linh hoạt và tiết kiệm.
Vận chuyển bằng đường bộ phù hợp với các loại hàng hóa có khối lượng nhẹ, dung tích nhỏ, các loại hàng hóa cần được giao nhận nhanh chóng trong phạm vi ngắn, thường là hàng tiêu dùng, hàng dễ vỡ hoặc hàng hóa cần giao đến những địa điểm cụ thể mà tàu biển, máy bay, tàu hỏa không đến được.
5. Vận chuyển thuỷ nội địa
Thông qua kênh rạch, sông ngòi,... các phương tiện sẽ vận chuyển hàng hóa đến các vùng miền trong một quốc giá, đó là phương thức vận chuyển đường thủy nội địa. Phương thức này thường dùng để vận chuyển các loại hàng hóa có khối lượng nhỏ, trung bình, ít cồng kềnh, phần lớn là các loại nông sản, thủy sản, hàng gia dụng hay giày dép, phân bón.
Ưu điểm của phương thức vận tải đường thủy nội địa là khả năng chuyên chở cao, giá thành thấp, ít gây ô nhiễm môi trường, góp phần giảm ùn tắc giao thông,… Vận tải đường thủy nội địa ngày nay cũng đã sử dụng nhiều phương tiện công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Nhược điểm là giao hàng chậm, có hạn chế về địa lý, một số nơi không có hệ thống sông hồ phong phú thì không thể phát triển phương thức này.
6. Vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức là cách mà hàng hóa được giao tới điểm đích thông qua nhiều loại phương tiện vận chuyển khác nhau như như đường sắt, đường biển, đường bộ và đường hàng không. Nghĩa là một đơn hàng có thể đi qua nhiều phương tiện và các loại hình vận tải khác nhau trong quá trình vận chuyển, tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng phần của hành trình.
Vận tải đa phương thức linh hoạt, tiết kiệm chi phí, nhất là khi đi qua các vùng đất có hệ thống giao thông phức tạp hoặc khi cần đảm bảo thời gian vận chuyển và độ an toàn cho hàng hóa.
Ngoài các phương thức trên, hàng hóa còn có thể được vận chuyển bằng đường ống hoặc đường cáp.
II. Ưu, nhược điểm của từng phương thức vận chuyển hàng dự án
1. Vận chuyển bằng đường biển
Ưu điểm của phương thức vận chuyển bằng đường biển là: tàu có dung lượng lớn, chở được hàng hóa nặng, thích hợp với nhiều mặt hàng như thiết bị công nghiệp, máy móc, đồ nội thất… Vận chuyển đường biển chi phí thấp, an toàn và ổn định cho hàng hóa.
Tuy nhiên, vận chuyển bằng đường biển cũng có nhược điểm, đó là: thời gian giao hàng chậm nên không thích hợp với các mặt hàng cần giao nhanh chóng. Vận chuyển bằng tàu biển sẽ phải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, chỉ cần có bão hoặc mưa lớn, hải trình sẽ phải hoãn lại, ảnh hưởng đến thời gian giao hàng. Hơn nữa, vận chuyển bằng đường biển cũng hạn chế về kết nối, tàu sẽ không đến được nơi không có cảng biển.
2. Vận chuyển bằng đường hàng không
Ưu điểm của vận chuyển bằng đường hàng không là: thời gian nhanh chóng, vận chuyển hàng hóa đường dài dễ dàng, giảm thiểu thời gian lưu kho, giảm nguy cơ tồn hàng, đặc biệt là cho các mặt hàng nhạy cảm với thời gian như hàng hóa dễ hỏng hoặc hàng hóa có giá trị cao. Ngoài ra, vận chuyển đường hàng không còn có mức độ an toàn cao, ít gặp các vấn đề về mất mát hoặc hỏng hóc hàng hóa so với các phương tiện vận chuyển khác.
Nhược điểm của vận chuyển bằng đường hàng không: Chi phí cao hơn so với đường biển, đường sắt, không phù hợp với các loại hàng hóa nặng hoặc kích thước cồng kềnh, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và thải ra khí thải làm ảnh hưởng tới môi trường.
3. Vận chuyển bằng đường sắt
Phương thức vận chuyển bằng đường sắt có nhiều ưu điểm. Hệ thống đường sắt có khả năng chở hàng hóa kích cỡ lớn, kể cả hàng rời lẫn hàng container. Chi phí vận chuyển bằng đường sắt cũng thấp hơn vì ít tốn nhiên liệu và phí vận hành. Tàu hỏa thường ít gặp tai nạn giao thông nên hàng hóa sẽ được đảm bảo an toàn hơn so với các phương tiện khác.
Tuy nhiên, vận chuyển bằng đường sắt cũng có các nhược điểm như: tốc độ chậm, không phải tỉnh, thành nào cũng có đường sắt nên hạn chế về kết nối, giới hạn về tuyến đường, hàng không thể đi đến tận các khu vực nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa, và còn bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
4. Vận chuyển bằng đường bộ
Phương thức vận chuyển bằng đường bộ có nhiều ưu điểm như: dễ dàng vận chuyển hàng từ điểm xuất phát đến điểm đích mà không bị ràng buộc bởi lộ trình cố định như đường sắt, đường biển, có thể tiết kiệm thời gian hơn. Hệ thống đường bộ ngày nay cũng rất phát triển nên hàng hóa có thể dễ dàng được giao đến tận vùng sâu vùng xa với chi phí thấp hơn so với đường hàng không.
Nhược điểm của phương thức vận chuyển bằng đường bộ là: hàng hóa không thể có kích thước quá lớn, quá nặng, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, ảnh hưởng bởi thời tiết và nguy cơ tai nạn giao thông làm ảnh hưởng đến độ an toàn của hàng hóa.
5. Vận chuyển thuỷ nội địa
Vận chuyển thủy nội địa là phương thức có nhiều ưu điểm như: chở được hàng hóa lớn, kể cả hàng rời lẫn hàng container, chi phí thấp giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn vận chuyển, hàng hóa được bảo đảm an toàn và ổn định, vận chuyển tiêu thụ ít nhiên liệu hơn so với đường bộ.
Nhược điểm của vận chuyển thuỷ nội địa là thời gian chậm hơn, có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, hạn chế về tuyến đường vì nhiều khu vực không có hệ thống sông ngòi phát triển.
6. Vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức sử dụng nhiều phương tiện vận chuyển, sẽ giúp tối ưu hóa hành trình, tiết kiệm thời gian và chi phí, cũng giảm thiểu được rủi ro mất mát hàng hóa. Vận tải đa phương thức kết nối các cảng, ga, sân bay và điểm trung chuyển khác nhau với nhau, tạo ra một hệ thống vận chuyển toàn diện và đa dạng, để hàng hóa đến điểm đích nhanh hơn.
Nhược điểm của vận tải đa phương thức: gây khó khăn trong quá trình quản lý, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các hãng vận tải và công ty logistics để đảm bảo sự mượt mà của quá trình. Vận tải đa phương thức sử dụng nhiều phương tiện vận chuyển nên chi phí sẽ cao hơn so với việc sử dụng một phương tiện duy nhất. Quá trình chuyển đổi hàng hóa giữa các phương tiện còn có thể gây ra rủi ro mất mát hoặc hỏng hóc hàng hóa. Ngoài ra, vận tải đa phương thức dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như điều kiện thời tiết, quy định pháp lý và vấn đề hải quan.
Trên đây là sơ lược về 6 phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất hiện nay mà các doanh nghiệp/cá nhân cần biết. Tùy theo ngân sách và loại hàng hóa của mình mà doanh nghiệp cần lựa chọn một phương thức phù hợp. Nếu cần sự hỗ trợ, hãy tìm đến các công ty H-Cargo logistics để được tư vấn chi tiết.
Bài viết liên quan:
- Dịch vụ di dời nhà xưởng và lắp đặt máy móc trọn gói
- Vận chuyển hàng dự án bằng đường biển là gì?
Đây là tất cả thông tin mà H-Cargo Logistics muốn chia sẻ. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu xe cẩu. Nếu quý doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ về thông tin, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Thông tin liên hệ: Mr. Jack Tran - Sales Manager Phone: +84 888 909 186 Email: jack.tran@hcargovn.com
Commenti